[ẢNH] "Tiếc đứt ruột" dàn chiến đấu cơ MiG-23 bị bỏ hoang của CHDC Đức

ANTD.VN - Do vị trí tiền đồn quan trọng bậc nhất của khối quân sự Warsaw mà Không quân Cộng hòa dân chủ Đức (Đông Đức) đã được Liên Xô ưu tiên trang bị nhiều loại chiến đấu cơ rất hiện đại...

Trong giai đoạn 1980 - 1990, trong khi đa phần không quân các nước thuộc khối quân sự Warsaw chỉ được trang bị MiG-21 thì riêng Không quân Đông Đức đã có xương sống là MiG-23.

MiG-23 Flogger là dòng tiêm kích đầu tiên của Liên Xô thoát khỏi khái niệm "đánh chặn" truyền thống khi có thời gian hoạt động tăng đáng kể đi kèm khả năng không chiến ngoài tầm nhìn.

Kết cấu cánh cụp cánh xòe và động cơ mạnh mẽ khiến MiG-23 trở nên rất linh hoạt ở các dải độ cao khác nhau, nó đạt tới vận tốc lớn nhất là Mach 2,35.

Tiêm kích MiG-23 khi đó được xem là đối trọng số 1 với dòng chiến đấu cơ F-16 đời đầu hay chiếc Tonardo của không quân một số quốc gia thuộc khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - NATO.

Không quân Cộng hòa dân chủ Đức có trong biên chế cả phiên bản tiêm kích chiếm ưu thế trên không MiG-23ML lẫn biến thể cường kích tấn công mặt đất MiG-23BN.

Những chiếc tiêm kích siêu âm này đã phát huy vai trò rất tốt trong thời kỳ đỉnh cao của chiến tranh Lạnh, nó kiểm soát rất tốt vùng trời tại giới tuyến giữa hai phe.

Tuy nhiên sau khi khối quân sự Warsaw sụp đổ dẫn tới sự thống nhất của nước Đức, các chiến đấu cơ thuộc hệ Liên Xô không còn là ưu tiên của Không quân Cộng hòa liên bang Đức nữa.

Khi còn hạn sử dụng cũng như phụ tùng thay thế, nhiệm vụ chính của các tiêm kích cánh cụp cánh xòe này chỉ là làm "quân xanh" trong các cuộc tập trận của NATO.

Rất nhanh sau đó toàn bộ phi đội MiG-23 của Không quân Đức đã phải ngừng bay do thiếu phụ tùng thay thế, chúng đã trải qua các số phận rất khác nhau.

Một vài chiếc MiG-23 may mắn thì được tu sửa qua phần khung vỏ, sơn mới rồi đưa vào bảo tàng trưng bày hoặc được các nhà sưu tập tư nhân mua về.

Trong khi đó số lượng lớn hơn bị phơi mưa phơi nắng ngoài trời dẫn đến việc khung thân của máy bay xuống cấp nghiêm trọng, đây thực sự là điều gây xót xa.

May mắn hơn MiG-23 là tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 Fulcrum, do dự trữ giờ bay của chúng còn khá nhiều mà Đức đã tặng toàn bộ phi đội hơn 20 chiếc của mình cho Không quân Ba Lan.

Ngoài các dòng tiêm kích trên, trong biên chế Không quân Đông Đức còn một loại chiến đấu cơ phổ biến khác của khối Warsaw, trong ảnh là cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M4.

Một chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-21 Fishbed (có lẽ thuộc biến thể huấn luyện MiG-21UM) với phần khung vỏ vẫn được bảo quản tương đối mới.