[ẢNH] Thổ Nhĩ Kỳ hành động ngày càng táo bạo hơn nhằm kiểm soát Nam Kavkaz

ANTD.VN - Cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan liên quan đến tranh chấp khu vực Nagorno-Karabakh ngày càng trở nên phức tạp hơn bởi sự can thiệp rất sâu của Thổ Nhĩ Kỳ, mục đích cụ thể của Ankara là gì?

Cuộc chiến giữa quân đội Azerbaijan và Armenia ở Nagorno-Karabakh vẫn tiếp tục. Con số thương vong ngày càng lớn cho cả hai phía. Đại diện của 3 cường quốc Mỹ, Pháp và Nga đã kêu gọi Baku cùng Yerevan chấm dứt xung đột.

Tuy nhiên Tổng thống Erdogan - người không chính thức tham gia giải quyết cuộc chiến tranh này bị nhận xét lại có những hành động đang làm cho tình hình trở nên đặc biệt phức tạp hơn.

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố: "Không thể chấp nhận yêu cầu Azerbaijan phải ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh. Họ cần phải buộc Armenia rút khỏi lãnh thổ bị chiếm đóng trước".

Những lời lẽ khá táo bạo trên đến từ một người trực tiếp hỗ trợ hoạt động quân sự của Azerbaijan, và thậm chí còn trong mối quan hệ với hai đồng minh NATO. Lý do gì để "Sultan" Erdogan đưa ra quan điểm cứng rắn như vậy?

Đầu tiên, nói đúng ra luật pháp quốc tế đứng về phía ông Erdogan. Về mặt pháp lý, Nagorno-Karabakh vẫn là một phần của Azerbaijan, nền độc lập của nước cộng hòa tự xưng này không được công nhận bởi bất kỳ ai, thậm chí không phải Armenia.

Thứ hai, bất chấp tầm quan trọng của Mỹ, Pháp và Liên bang Nga, mỗi quốc gia nói trên ở mức độ này hay cách khác đều đang phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Ví dụ, Washington hoàn toàn không muốn bị mất đi quan hệ với Ankara, quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh thứ hai trong NATO và nắm giữ vị trí chiến lược.

Paris có lý do lo ngại hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc và Trung Phi, nhưng khó có thể can thiệp khi ông Erdogan sẵn sàng "mở van" bất cứ lúc nào đối với dòng người di cư từ các quốc gia khác cho "chảy" vào châu Âu.

Điện Kremlin thì lại phụ thuộc vào thái độ của Tổng thống Erdogan đối với hoạt động của dự án Turk Stream cũng như về lệnh ngừng bắn ở miền Bắc Syria. Do đó sẽ không thể gây sức ép mạnh với Ankara mà cần phải thương lượng với họ và bản thân ông Erdogan hiểu rất rõ điều này.

Thứ ba, với ông Erdogan thì đây không phải một trò đùa. Những ý tưởng về chủ nghĩa tân Ottoman thậm chí còn trở nên phổ biến hơn ở Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh những thành công ở Idlib và Aleppo, Libya và các cuộc khiêu khích chống lại Hy Lạp ở Đông Địa Trung Hải.

Bằng cách này hay cách khác, cả Tổng thống Erdogan và Tổng thống Aliyev đều quan tâm đến tình trạng giao tranh đang trở nên trầm trọng hơn ở Nagorno-Karabakh.

Ngoài ra khó có thể không thấy những nỗ lực mở rộng ảnh hưởng chung của hai quốc gia này ở Nam Kavkaz, tại Nagorno-Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đang thực hiện bằng vũ lực những gì họ đã làm với "quyền lực mềm" ở Gruzia.

Việc mở rộng sang đất nước này đã diễn ra trong một thời gian dài. Thanh niên Gruzia được giáo dục ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ankara hình thành một tầng lớp trung thành ở địa phương, hiện thành phố cảng Batumi thuộc sở hữu của 70% người nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Người Azerbaijan cũng cố gắng theo kịp họ. Baku sở hữu doanh nghiệp tiếp nhiên liệu và khách sạn tại địa phương, cổ phần của các công ty quan trọng nhất, và thực hiện quá trình vận chuyển dầu và khí đốt trong nước.

Nhìn chung nhóm dân tộc này chiếm ưu thế ở phía Đông của Gruzia. Ở Tbilisi, một số chính trị gia đã sợ rằng người Azerbaijan trong tương lai có thể nêu vấn đề trở về "bến cảng quê hương của họ".

Nói cách khác, trước mắt chúng ta có một mối liên hệ khá nghiêm túc giữa Ankara và Baku, vốn đã bắt đầu theo đuổi một chính sách đối ngoại phối hợp. Cần nhắc lại rằng tuần trước, nhà máy lọc dầu lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ thuộc sở hữu của Azerbaijan SOCAR đã tuyên bố tẩy chay dầu Nga.

Tất cả điều này không thể gây ra lo ngại nghiêm trọng. Mặt khác chính sách theo chủ nghĩa xét lại tích cực của Tổng thống Erdogan khiến một số người tôn trọng.

Ngoài ra ông Erdogan đang ngày càng giống với một nhân vật lịch sử lên nắm quyền ban đầu với những ý tưởng gần giống nhau: phải bình định được Nam Kavkaz càng sớm càng tốt vì lợi ích của mình và Thổ Nhĩ Kỳ nói chung.