[ẢNH] Tên lửa Sarmat Nga sẽ khiến những đầu nóng Mỹ phải nghĩ lại

ANTD.VN - Nga sẵn sàng công khai tên lửa xuyên lục địa Sarmat với Mỹ nhằm gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí New START sắp hết hạn.

"Nga đã công bố các hệ thống tên lửa mới với Mỹ bên lề cuộc họp ủy ban cố vấn song phương trong khuôn khổ Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Tấn công Chiến lược Mới (New START). Chúng tôi đã cho thanh sát viên Mỹ tham quan hệ thống Avangard và sẵn sàng làm vậy với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Sarmat vào thời điểm thích hợp", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua nói trên truyền hình nước này.

Ngoại trưởng Lavrov không cho biết các thanh sát viên Mỹ sẽ được tiếp cận tên lửa Sarmat ở mức độ thế nào, nhưng khẳng định đây là một phần nỗ lực nhằm gia hạn hiệp ước New START. 

"Chúng tôi sẵn sàng đưa Avangard và Sarmat vào điều khoản New START", ông Larov nói thêm.

RS-28 Sarmat là mẫu ICBM mới nhất của Nga, được Tổng thống Vladimir Putin giới thiệu đầu năm 2018 bên cạnh những siêu vũ khí như phương tiện lướt siêu vượt âm Avangard.

Sarmat được thiết kế để vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại cũng như tương lai, bảo đảm khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga. 

Trung đoàn tên lửa Sarmat đầu tiên dự kiến đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu trong hai năm tới.

Có thể nói, RS-28 Sarmat được coi là loại tên lửa hạt nhân kinh hoàng nhất khi chúng vừa mang trong mình sức công phá lẫn khả năng xuyên thủng mọi hàng phòng thủ đối phương.

Với tổng số đầu đạn hoạt động độc lập tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ, RS-28 Sarmat được coi là loại tên lửa hạt nhân kinh hoàng nhất mà con người từng chế tạo.

Giới chuyên gia cho rằng, nếu đi vào biên chế, chỉ cần một tên lửa loại này có thể thổi bay cả một quốc gia nhỏ.

RS-28 Sarmat sẽ là thành phần nòng cốt trong lực lượng răn đe hạt nhân tương lai của Nga.

Loại tên lửa đạn đạo chiến lược liên lục địa này là một trong 5 loại vũ khí chiến lược thế hệ mới được Tổng thống Nga Vladimir Putin giới thiệu trong thông điệp liên bang đọc hồi tháng 3-2018.

RS-28 Sarmat thế hệ mới của Nga mang được tải trọng thuốc nổ tương đương với 8 megaton TNT, tức đạt sức công phá gấp hơn 400 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ từng ném xuống Nhật Bản vào năm 1945.

Ông Putin từng tuyên bố, Nga đã phát triển được một "tên lửa hành trình toàn cầu" trang bị động cơ hạt nhân "không thể đánh chặn" và có tầm bắn "không giới hạn" trên thực tế.

"Nga đã từng và vẫn đang là cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới", Tổng thống Putin phát biểu với các khán giả tham dự buổi đọc thông điệp liên bang tổ chức tại Moscow.

"Các quốc gia khác chỉ lắng nghe Nga khi chúng ta phát triển các hệ thống vũ khí mới", hãng tin Sputnik dẫn lời ông Putin - "Vậy thì bây giờ họ hãy lắng nghe".

RS-28 Sarmat hay SS-X-30 ( quỷ Satan 2 theo cách gọi của NATO) là siêu tên lửa hạt nhân mạnh nhất thế giới vừa được Nga phát triển.

Truyền thông Nga cho biết, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat được phát triển để thay thế R-36M2 Veovoda, mẫu ICBM khổng lồ nặng 210 tấn nhưng đã cũ từ thời Liên Xô.

Với tầm bắn xa khủng khiếp nhất thế giới hiện nay lên tới 17.000km.

Cùng 15 đầu đạn hạt nhân độc lập, tên lửa đạn đạo Sarmat có khả năng phá hủy bất cứ mục tiêu nào, ở bất cứ đâu. 

Đương lượng vụ nổ của mỗi đầu đạn từ 150 -300 kiloton, trong khi quả bom nguyên tử từng ném xuống Hiroshima vốn chỉ là 21 kiloton.

Tuy nhiên các chuyên gia Nga dường như chưa muốn dừng lại, họ tuyên bố sẽ tiếp tục cải tiến để hoàn thiện hơn nữa khả năng hoạt động của loại tên lửa khủng khiếp nhất hành tinh này.

Nga hy vọng tên lửa đạn đạo hạt nhân Sarmat sẽ đảm nhiệm xuất sắc nhiệm vụ mà huyền thoại R-36M2 biệt danh 'Satan' để lại.

So với R-36M2, Sarmart có ưu điểm nhẹ hơn, linh hoạt hơn, mang nhiều đầu đạn hạt nhân và bay xa hơn.

RS-28 Sarmat được thiết kế để vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại cũng như tương lai, nhằm bảo đảm khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.

Điểm độc đáo của tên lửa hạt nhân RS-28 Sarmat là chúng có đường bay zích zắc khiến cho các hệ thống đánh chặn rất khó để bắn trúng

RS-28 Sarmat sử dụng "công nghệ hồi quyển đa đầu đạn phân hướng độc lập" (MIRV) để tấn công, nghĩa là mỗi đầu đạn mà nó mang theo có thể độc lập tấn công từng mục tiêu riêng rẽ.

Tùy thuộc vào vị trí triển khai trên không trung và cách thức di chuyển, mỗi đầu đạn có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hàng trăm dặm. Rõ ràng nhìn vào thông số của RS-28 Sarmat của Nga thật đáng sợ, chúng sẽ giúp Nga trên bàn đàm phán với Mỹ.