[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo

ANTD.VN - Động cơ diesel có dự trữ hành trình ngắn, dàn tiêm kích hạm chưa hoạt động ổn định, nhiều vấn đề kỹ thuật nảy sinh... thế nên dù đã đi vào biên chế thì tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc vẫn mang trong mình đầy nỗi lo.

[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Giới phân tích quân sự phương Tây cho rằng tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc chỉ là bản sao của Liêu Ninh với nhiều hạn chế về năng lực tác chiến do không có máy phóng, động cơ không ổn định và cả tiêm kích hạm vẫn trong giai đoàn hoàn thiện. Vì vậy, có thể tàu sân bay Sơn Đông chỉ là "hổ giấy" trên biển.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Ngày 17-12, hải quân Trung Quốc đã tổ chức lễ tiếp nhận và đưa vào sử dụng tàu sân bay nội địa đầu tiên. Con tàu được đặt tên là Sơn Đông, căn cứ chính là đảo Hải Nam. Trong ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì buổi lễ trên tàu.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Với việc đưa tàu sân bay Sơn Đông vào hoạt động, hải quân Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng thứ hai trên thế giới, cùng với Hải quân Hoàng gia Anh vận hành 2 tàu sân bay có thể triển khai hoạt động máy bay cánh cố định.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
People's Daily, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc mới đây cho biết, nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông sẽ được triển khai tới biển Đông.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Bài đăng cho biết nhiệm vụ chính của tàu sân bay Sơn Đông sẽ là tác chiến, thay vì tập trung huấn luyện như tàu sân bay Liêu Ninh.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Hải quân Mỹ gần đây tăng cường các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải, hàng không trên biển Đông nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý, trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Tuy nhiên, Bắc Kinh lại thường cáo buộc các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải của Mỹ là "làm gia tăng căng thẳng" và "xâm phạm chủ quyền".
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Tuy vậy, giới quan sát nghi ngờ về năng lực tác chiến thực sự của tàu sân baynày.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Thực tế dù có hình dáng hiện đại hơn Liêu Ninh ở phần tháp pháo, nhưng tàu Sơn Đông vẫn chỉ là bản sao chép và nó cũng là chiếc tàu sân bay đầu tiên Trung Quốc đóng, chắc chắn chúng sẽ còn nhiều bất cập, cần thời gian cũng như kinh nghiệm vận hành để có thể hoàn thiện.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Thực tế cho thấy, khi con tàu này thử nghiệm trên biển đã nhiều lần chết máy, khiến tàu cứu kéo phải đến giải cứu.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Các chuyên gia quân sự quốc tế chỉ ra rằng tàu Sơn Đông được đưa vào biên chế chậm 8 tháng so với kế hoạch, cho thấy Trung Quốc dường như đã gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật trong quá trình đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
"Tàu sân bay Sơn Đông có nhiều cải tiến so với Liêu Ninh như trang bị radar đời mới, kích thước tàu cũng lớn hơn một chút, sàn đáp rộng hơn trong khi đài chỉ huy được thu gọn, cho phép tăng diện tích sử dụng trên boong tàu. Dù vậy, chiến hạm này vẫn tồn tại hàng loạt điểm yếu không thể khắc phục trong ngắn hạn", Matthew Funaiole, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, nhận xét.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Chuyên gia Funaiole cho rằng vấn đề lớn nhất với Sơn Đông chính là hệ thống động cơ, tương tự vấn đề Bắc Kinh đối mặt với các dự án tiêm kích nội địa. Cả hai tàu sân bay Trung Quốc hiện nay đều dùng động cơ diesel đun sôi nước trong các nồi hơi cao áp, tạo ra hơi nước để chạy hệ thống turbine quay trục chân vịt và máy phát điện
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Thiết kế này dựa trên hệ thống động lực của tàu sân bay lớp Kuznetsov, nhưng sử dụng linh kiện nội địa do Trung Quốc phát triển. Ngay cả chiếc Type-002 đang đóng cũng chưa thể lắp động cơ hạt nhân.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Trong khi các tàu sân bay hạt nhân của Mỹ có thể hoạt động liên tục trên biển trong nhiều tháng mà không cần tiếp nhiên liệu, tàu Sơn Đông và Liêu Ninh đều có dự trữ hành trình quá ngắn, khiến chúng không thể hoạt động độc lập quá một tuần liên tục.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Mỗi tàu tiêu thụ khoảng 1.100 tấn dầu/ngày khi di chuyển với tốc độ 37 km/h, con số này sẽ tăng tới 1.500 tấn/ngày nếu tăng tốc trong chiến đấu.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Phương án đảm bảo hậu cần của hải quân Trung Quốc cho thấy Sơn Đông cần được tiếp liệu sau khi tiêu thụ khoảng 1/3 lượng dầu mang theo. Điều này khiến nó chỉ có thể hoạt động tối đa 6 ngày, sau đó phải tiếp dầu trên biển hoặc cập cảng Trung Quốc hoặc một quốc gia thân thiện với Bắc Kinh.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Trong trường hợp tác chiến ở các vùng đại dương xa bờ, Sơn Đông chỉ có thể trông chờ vào tàu hậu cần hạng nặng Type-903 với lượng giãn nước 23.000 tấn. Ngay cả khi mang đầy tải tối đa, Type-903 cũng chỉ đủ sức cung cấp dầu cho nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc hai lần trước khi phải về cảng.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Mặt khác chiến đấu cơ J-15 cũng không phải tiêm kích hạm hiệu quả. Nó là mẫu tiêm kích hạm nặng nề nhất thế giới hiện nay. Chiếc tiêm kích này vẫn sử dụng kiểu cất cánh nhảy cầu, điều này buộc Trung Quốc hy sinh gần hết năng lực mang theo tải trọng vũ khí chiến đấu của J-15 chỉ để chúng có thể cất cánh trên biển.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Bắc Kinh cũng chưa có máy bay tiếp dầu trên hạm, buộc một số chiếc J-15 phải chuyên làm nhiệm vụ tiếp dầu và không thể chiến đấu. Điều này khiến truyền thông Trung Quốc nhiều lần chê bai phi đội J-15, cho rằng chúng không thể rời quá xa tàu sân bay.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Ngoài những vấn đề kỹ thuật, Trung Quốc cũng chưa tích lũy đủ kinh nghiệm vận hành tàu sân bay. "Họ còn rất non nớt trong hoạt động tác chiến hàng không mẫu hạm và chưa từng triển khai loại khí tài này cho các nhiệm vụ cường độ cao. Họ thậm chí còn chưa chắc chắn về học thuyết vận hành tàu sân bay của mình", chuyên gia phân tích quân sự Funaiole nêu quan điểm.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Chính những điểm này khiến giới quan sát cho rằng, tàu sân bay Sơn Đông có thể vẫn chỉ là "hổ giấy" dùng để khoa trương là chính.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Mặt khác cho chiếc tàu này triển khai ở biển Đông cũng là bước đi đầy thận trọng của Trung Quốc.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Hơn nữa với năng lực dự trữ hành trình ngắn, tàu sân bay Sơn Đông cũng chỉ phù hợp với việc quanh quẩn gần căn cứ Hải Nam để "diễu võ dương oai" mà thôi.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Để chiếc tàu nội địa đầu tiên này có thể tác chiến mạnh mẽ thực sự, Trung Quốc sẽ còn rất nhiều điều phải làm, tất nhiên việc này không phải một sớm một chiều mà có được.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
Tuy vậy kinh nghiệm từ vận hành thực tế tàu Sơn Đông có thể là bài học quý giá để Trung Quốc hoàn thiện các tàu sân bay đóng trong nước về sau.
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo
[ẢNH] Tàu sân bay Sơn Đông: Đi vào biên chế vẫn mang đầy nỗi lo