[ẢNH] Syria vừa thu vũ khí hạng nặng nào của Mỹ trong tay phiến quân?

ANTD.VN - Hỏa lực mạnh, dễ bắn cùng độ ổn định cao khiến khẩu súng máy hạng nặng M2 Browning do Mỹ sản xuất trở thành vũ khí ưa thích của các bên đang tham chiến tại Syria. Quân đội Syria (SAA) vừa thu giữ một số lượng vũ khí trong đó có cả M2HB của lực lượng thánh chiến tại phía Nam thủ đô Damascus.

Ngày 5-5-2018 các lực lượng Hồi giáo cực đoan trong khu vực các quận liền kề Yarrmouk ngoại ô phía nam Damascus đang tiếp tục di tản về miền bắc Aleppo. Một số nhóm Hồi giáo cực đoan đầu hàng và giao nộp một số lượng lớn vũ khí hạng nặng cho đại diện quân đội Syria.

Trong số những vũ khí được phiến quân giao nộp cho SAA có cả súng máy hạng nặng M2HB do Mỹ sản xuất.

Một số khẩu cối hạng nặng tự chế được phiến quân giao nộp cho quân đội Syria.

Các hòm đạn và một số thiết bị dùng để chế tạo vũ khí trong kho vũ khí được phiến quân giao nộp.

Được biết hỏa lực mạnh, dễ bắn cùng độ ổn định cao khiến khẩu súng máy hạng nặng M2 Browning do Mỹ sản xuất trở thành vũ khí ưa thích của các bên đang tham chiến tại Syria.

Ngoài súng máy DShK và Kord của Nga thì M2 Browning của Mỹ đang trở thành những loại súng máy phổ biến nhất trên chiến trường Syria.

Súng máy hạng nặng M2HB đang được sử dụng bởi quân đội Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng FSA, SDF, người Kurd và ngay cả quân đội Syria.

Hỏa lực mạnh, dễ thao tác khi bắn cùng độ ổn định cao khiến khẩu súng máy M2 Browning trở thành vũ khí ưa thích nhất của các lực lượng quân sự phương Tây.

Hiếm có một khẩu súng máy nào của phương Tây lại có tuổi đời phục vụ lâu như M2 Browning.

Trải qua hơn 80 năm phục vụ, khẩu M2 Browning vẫn cho thấy tính hiệu quả. Hiện Mỹ và một số quốc gia khác vẫn tiếp tục sản xuất loại súng máy này.

M2 Browning được nhà thiết kế vũ khí đại tài John Browing sáng chế vào năm 1921.

John Browning, cha đẻ của khẩu súng huyền thoại M2, ngoài ra ông còn thiết kế nhiều loại vũ khí cho quân đội Mỹ.

Sau khi ông qua đời, các nhà thiết kế vũ khí khác đã khắc phục lỗi trong phiên bản súng máy đời đầu và cho ra đời khẩu súng huyền thoại mà chúng ta đang thấy ngày nay.

Tới nay, hơn 3 triệu khẩu súng được sản xuất. Hiện nay một loạt các công ty nổi tiếng nhất sản xuất chúng là General Dynamics, US Ordnance, Manroy Engineering UK, Sabre Defense

Binh lính có thể mang theo khẩu M2 nhờ thiết kế tấm giáp che sau lưng. 

Hơn nữa, khẩu súng này được trang bị bộ giảm rung và nòng thay thế khiến nó có thể xách tay dễ dàng hơn so với các loại vũ khí hạng nặng khác.

Súng có chiều dài gần 1560 mm, trọng lược nặng 38 kg và tổng trọng lượng 58 kg nếu tính cả bệ chống ba chân.

Tầm bắn hiệu quả của nó là 1,8 km, còn tầm bắn tối đa lên tới 6,4 km.

Súng máy M2 có tốc độ khai hỏa 550 phát/phút và cũng có thể bắn phát một. 

Súng máy M2 làm mát bằng không khí và sử dụng băng đạn tự rã. Băng đạn có thể lắp từ bên phải hoặc bên trái sau một số điều chỉnh nhỏ của súng. 

Cả lục quân và hải quân Mỹ đều ưa thích khẩu M2. 

Trong Thế chiến II, súng này được sử dụng rộng rãi để gắn trên tháp pháo xe tăng, các oanh tạc cơ cũng được lắp vài khẩu M2 để chống chiến đấu cơ của đối phương, trong khi bộ binh và thủy quân lục chiến Mỹ mang theo M2 để tạo làn hỏa lực áp chế, còn các tàu chiến hải quân trang bị nó để bắn hạ chiến đấu cơ đối phương khi chúng tấn công.

Binh sĩ Mỹ nhận thấy súng máy M2 là một vũ khí diệt khủng khiếp. Một loạt bắn của nó có thể hủy diệt một lô cốt của phát xít Đức. 

Hỏa lực tầm xa cùng chế độ bắn phát một của M2 đã thuyết phục được huyền thoại bắn tỉa thủy quân lục chiến Mỹ Carlos Hathcock rằng nó là một vũ khí bắn tỉa hiệu quả.

Tuy nhiên, M2 cũng có điểm hạn chế. Sau một thời gian khai hỏa, M2 thường bị quá nhiệt và phải thay nòng. Nếu binh sĩ có sai sót trong quá trình lắp nòng mới, hậu quả sẽ vô cùng nặng nề.

Hàng chục lính Mỹ đã bị thương ở Iraq và Afghanistan vì các sự cố nổ nòng súng M2 do thay nòng không đúng quy trình, trước khi Lầu Năm Góc thông qua một gói thay đổi nhanh năm 2012 giúp các binh sĩ không còn phải thay nòng M2 thủ công nữa.

Dù trọng lượng và độ giật lớn khiến súng M2 rất khó sử dụng, đây là loại vũ khí uy lực.

Sau hơn 83 năm kể từ lần đầu ra mắt, đến nay súng máy M2 vẫn được quân đội Mỹ sử dụng trên các xe thiết giáp Humvee, xe tải chiến thuật, xe tăng M1 Abrams, Stryker, một số tàu hải quân và máy bay, trực thăng như CH-47, UH-60 Black Hawk.

Quân đội Mỹ cũng đang thiết kế một súng máy hạng nhẹ mới dựa trên khẩu M2 giảm được đáng kể trọng lượng nhờ thân súng bằng titan...

Nó có thể được trang bị máy định tầm bằng laser, kính ngắm mới và công nghệ kiểm soát hỏa lực tăng độ chính xác và tầm bắn hiệu quả nhờ tích hợp tính năng tính toán quỹ đạo đường đạn bay tới mục tiêu.

Ý kiến bạn đọc (25)

Hàng Mĩ mà

Mỹ mà :)

Nguyen Phuong - 21:18 06/05/2016

  75  Thích  |  Trả lời  |  

Khẩu dksh của nga cũng uy lực không kém chỉ có điều nó quá nặng hoy

chip cô đơn - 22:22 06/05/2016

  18  Thích  |  Trả lời  |  

Cái này hồi xưa gọi là súng 12 ly 7, cầm viên đạn của nó chọi một cái vỡ đầu mà chết chứ chưa nói gì đến chuyện gắn vào súng mà bắn ! Còn nếu là đầu đạn nổ (sơn đen) hoặc cháy (sơn đỏ) thì thôi rồi, Viên ... 

Bi Min - 21:33 06/05/2016

  170  Thích  |  Trả lời  |  

Chính xác luôn, mình nghe mấy ông cụ hồi xưa đi lính kể thì súng 12ly 7 là một khẩu đáng gờm

khanh.nc - 16:58 07/05/2016

  7  Thích  |  Trả lời  |  

Bây giờ thì vẫn gọi là 12 ly 7 mà. Có mấy loại đầu đạn cơ, xuyên giáp, gây nổ, dẫn đường.

Việt - 18:33 07/05/2016

  3  Thích  |  Trả lời  |  

Made in USA.

Lam - 21:38 06/05/2016

  76  Thích  |  Trả lời  |  

Chưa bao giờ thấy khẩu súng sử dụng trong một thời gian dài đến thế!

Tuất Nguyễn - 19:49 06/05/2016

  58  Thích  |  Trả lời  |  

Vậy là bạn chưa biết khẩu M1912 rồi

Allahu Akbar - 07:26 07/05/2016

  16  Thích  |  Trả lời  |  

Ak, Dshk, Nsv cũng lâu từ ww2 tới nay vẫn xài kìa

Angel Dominion - 07:27 07/05/2016

  9  Thích  |  Trả lời  |  

Hàng trăm tuổi mà vẫn hiệu quả, kinh khủng!

phanhonghoan - 20:53 06/05/2016

  42  Thích  |  Trả lời  |  

Nguyên mẫu từ năm 1933 chứ ko phải sản xuất từ 1933 và đến ngày nay vẫn tiếp tục sản xuất chứ ko phải khẩu súng từ 1933 vẫn dùng đến ngày nay

Gửi