[ẢNH] Sau cáo buộc tấn công hóa học tại Syria, Pantsir-S1 sẵn sàng đối đầu tên lửa hành trình

ANTD.VN - Mỹ cáo buộc quân đội Syria (SAA) đứng sau vụ ném bom hóa học vào thị trấn Douma, Đông Ghouta. Mặc dù SAA phủ nhận sự liên quan nhưng họ vẫn sẵn sàng phương án đối phó nếu Mỹ dùng tên lửa Tomahawk tấn công.

Ngày 8-4, một chiếc trực thăng được cho là đã thả quả bom mang chất độc thần kinh Sarin xuống thị trấn Douma khiến 70 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. 

"Hàng trăm người khác đang gánh chịu hậu quả của vụ tấn công", ông Raed al-Saleh, người đứng đầu tổ chức cứu hộ Mũ bảo hiểm trắng, thông báo trên Twitter. Hình ảnh trẻ em bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công hôm 8-4.

Nhiều tổ chức cứu hộ và y tế cho rằng chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm vì để xảy vụ tấn công trên.

Theo Hiệp hội các tổ chức chăm sóc y tế, nhiều người đã được đưa đến bệnh viện với các triệu chứng như co giật và miệng sủi bọt trắng.

Phản hồi lại các cáo buộc, giới chức Syria và đồng minh Nga khẳng định cuộc tấn công chỉ là "chuyện thêu dệt". Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Anh đã kêu gọi một cuộc điều tra khẩn cấp và cho rằng đây là minh chứng cho "sự tàn bạo của chính quyền Tổng thống Assad".

Hình ảnh trẻ em đang được cấp cứu sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 8-4.

Tuy chưa có cuộc điều tra và kết luận chính thức, nhưng các bác sĩ tại hiện trường cho biết, những dấu hiệu của những người bị chết và bị thương đang được cấp cứu là do những chất hóa học cực độc gây ra.

Những người bị thiệt mạng hôm 8-4 tại thị trấn Douma.

Nhóm cứu hộ phải trang bị mặt nạ phòng hơi độc đang đưa một thi thể bé gái thiệt mạng trong cuộc tấn công.

Con số thống kê mới nhất đã lên tới hơn 70 người bị thiệt mạng trong vụ tấn công, trong số đó đa phần là trẻ em.

Sự xuất hiện của những chất độc hóa học dùng để chế tạo vũ khí không còn xa lạ trong cuộc chiến tại đây.

Trước đó rất nhiều chất độc hóa học đã được tìm thấy trong kho vũ khí của khủng bố IS. Tuy vậy đa số các cuộc tấn công hóa học đều quy trách nhiệm để cáo buộc cho quân đội Syria.

Đây không phải lần đầu chính quyền Syria bị cáo buộc sử dụng chất độc hóa học. Tháng 8-2013, chất độc thần kinh Sarin đã được rải xuống vùng nổi loạn Đông Ghouta, làm hàng trăm người thiệt mạng. Chính phủ Syria bị cáo buộc đứng sau vụ này nhưng Damascus luôn bác bỏ sự liên quan. 

Thị trấn Douma là cứ điểm cuối cùng mà nhóm phiến quân đang trấn giữ tại Đông Ghouta.

Sau khi thỏa thuận giữa nhóm này và quân chính phủ bị đổ bể thì các cuộc tấn công đã bắt đầu diễn ra từ ngày 5-4.

Sau màn không kích của không quân Nga, các cánh quân Syria bắt đầu tràn vào mặt trận.

Tuy nhiên nhóm phiến quân đã kháng cự mãnh liệt, đẩy lui nhiều cuộc tấn công của quân chính phủ.

Một phiến binh đang chiến đấu để đẩy lùi cuộc tấn công của quân chính phủ.

Chiến cuộc đang vào thế giằng co quyết liệt thì có cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học.

Mỹ cáo buộc quân đội Syria (SAA) đứng sau sự việc và họ có thể bất ngờ mở cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk trả đũa. 

Mặc dù SAA phủ nhận hoàn toàn sự liên quan và cho rằng chính phiến quân mới là thủ phạm, nhưng họ vẫn sẵn sàng phương án đối phó nếu Mỹ tấn công.

Trong số những vũ khí phòng không có thể đối phó tốt với tên lửa hành trình phải kể đến hệ thống phòng không tầm gần Pantsir-S1.

Đây là hệ thống phòng không thành công nhất tại chiến trường Syria. Thậm chí danh tiếng của nó còn vượt mặt cả hệ thống phòng không tầm xa S-400.

Trong suốt quá trình triển khai từ 2015 cho tới nay, Pantsir-S1 đã phá hủy hàng trăm mục tiêu trong đó có UAV, rocket và tên lửa của đối phương.

Pantsir-S1 hiện là hệ thống phòng không tầm thấp hiện đại nhất trong biên chế của quân đội Syria.

Ước tính Nga đã chuyển hàng chục hệ thống này cho quân đội của Tổng thống Assad.

Hình ảnh mục tiêu bay bị Pantsir-S1 phá hủy.

Pantsir-S1 có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu từ máy bay, tên lửa, rocket cho tới UAV trinh sát hoặc chiến đấu.

Pantsir-S1 có thể phát huy hiệu quả trên mọi môi trường chiến đấu từ những vùng khí hậu băng giá lạnh lẽo tới vùng nóng bỏng cát cháy như tại Trung Đông.

Pantsir-S1 (tên ký hiệu NATO SA-22 Greyhound) là một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp hiệu quả.

Màn mưa đạn từ Pantsir-S1 đã phá hủy chiếc UAV trinh sát của đối phương.

Radar và màn hình điều khiển bên trong hệ thống Pantsir-S1.

Pantsir-S1 được phát triển vào năm 1994, chính thức đi vào trang bị trong Quân đội Nga từ năm 2003.

Hệ thống Pantsir-S1 thiết kế với 2 pháo cao tốc 2A38M 30mm và 12 tên lửa phòng không tầm thấp 57E6.

Trong đó pháo 2A38M có tốc độ bắn tối đa 2.500 phát/phút, tầm bắn tối đa 4km, tầm cao tối đa 3km.

Tên lửa đối không tầm ngắn 57E6 nặng 90kg, dài 3,2m, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 20kg.

Tên lửa kết cấu với 2 tầng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ hành trình 1.300m/s.

Hình ảnh bảng điều khiển của hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir-S1.

Tên lửa đối không tầm ngắn 57E6 được bắn ra từ hệ thống Pantsir-S1.

Tên lửa 57E6 có tầm bắn 20km và diệt mục tiêu độ cao 15km.

Với độ cao này không những Pantsir-S1 có thể diệt được UAV, trực thăng mà còn cả máy bay cường kích bổ nhào.

Pantsir-S1 trang bị radar điều khiển hỏa lực băng tần kép 1RS2 khả năng hoạt động trong dải tần UHF và EHF bước sóng mm hoặc cm.

Tầm trinh sát của 1RS2 khoảng 30km, theo dõi mục tiêu từ cự ly 24km.

Hệ thống radar này có thể theo dõi cùng lúc 20 mục tiêu và tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu trong số đó.

Với năng lực tác chiến đỉnh cao như vậy, Pantsir-S1 có thể hủy diệt dễ dàng tên lửa hành trình Tomahawk nếu chúng đối đầu với nhau.

Tuy là một tên lửa hành trình cực hiệu quả, nhưng do chỉ có tốc độ cận âm nên khi phải chống chọi với một hệ thống phòng không tầm gần hiện đại cực hiệu quả như Pantsir-S1, khả năng bị bắn hạ của Tomahawk rất cao.

Giới quan sát vẫn đang nín thở để quan sát diễn biến tình hình tại Douma, Đông Ghouta.