[Ảnh] Sắc phượng đỏ nở rợp trời Hà Nội, hàng trăm nghìn sĩ tử bước vào mùa thi

ANTD.VN - Gần 1 tháng qua, hàng nghìn cây hoa phượng trên địa bàn Hà Nội nở rợp trời. Sắc phượng đỏ tỏa đều trên các tuyến phố (Quán Thánh, Phan Đình Phùng, ven sông Tô Lịch,…) báo hiệu mùa tan trường, mùa thi vào lớp 10, vào đại học… của hàng trăm nghìn sĩ tử đất Thủ đô.

Hoa phượng nở trong khuôn viên Trường THPT Phan Đình Phùng (67B Cửa Bắc, quận Ba Đình)

Phượng đỏ rực trong khuôn viên Trường THPT Chu Văn An (số 10 Thụy Khê, quận Tây Hồ)

Phượng nở trước cổng Trường Tiểu học Dịch Vọng B (quận Cầu Giấy)

Phượng nở trong khuôn viên Trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy)

Phượng nở trong sân Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong (220 đường Láng, quận Đống Đa)

Cây phượng ra hoa trong trụ sở Đảng ủy HĐND - UBND - UBMTTQ Phường Láng Thượng

Cây phượng ra hoa ở dải phân cách - gần nút giao đường Láng - Yên Lãng

Hàng phượng nở đỏ rực trên đường Giáp Nhất (quận Thanh Xuân)

Hoa phượng rụng trên hè đường Giáp Nhất

Phượng tỏa bóng xuống sông Tô Lịch

Phượng nở trước cổng một ngôi chùa ven sông Tô Lịch

Hàng phượng đỏ rực, kéo dài bất tận ven dòng sông Tô 

Cây phượng trổ hoa qua góc nhìn từ lan can phố đi bộ trên đường Láng

Hàng phượng nở ven sông Tô Lịch, song song với phố đi bộ đường Láng

Phượng nở dưới đường sắt trên cao, đoạn bắc qua sông Tô Lịch và Cầu Giấy

Hàng phượng nở trên đường Nguyễn Đình Hoàn (quận Cầu Giấy)

Phượng ra hoa ven đường Vành đai 2

Cây phượng ra hoa trên đường Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy)

Phượng ra hoa trên phố Tô Hiệu (quận Cầu Giấy)


Cây phượng trong Công viên Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) trổ hoa đỏ rợp trời

Phượng khoe sắc giữa các loài cây ở ngã tư Quán Thánh - Thanh Niên - Thụy Khê

Cây phượng ra hoa gần ban công một căn nhà trên phố Quán Thánh (quận Ba Đình)

Cây phượng đơm hoa ven hồ Văn Chương (quận Đống Đa)

Phượng đỏ có tên là phượng vỹ, còn gọi là xoan tây, điệp tây

Là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới

Phượng vỹ là một loài cây nhỏ, cao tối đa 5 mét, trái dài 6 phân, hoa giống hình chim phượng với đuôi dài nên gọi là phượng vỹ

Hoa của phượng vỹ có 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam

Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng

Mỗi lá dài khoảng 30-50cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn

Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du...

Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng

Cây trồng trên đường phố có tuổi thọ 30 năm, cây trồng trong công viên và trường học có tuổi thọ đạt 40-50 năm

Gỗ cây phượng thuộc loại trung bình, dùng trong xây dựng, đồ gỗ dân dụng, đóng hòm, xẻ ván...

Cây cho vỏ và rễ làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt; vỏ cây có thể sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp; lá trị tê thấp và đầy hơi...

Tại Việt Nam, phượng vỹ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM...

Trong văn hóa Việt Nam, cây phượng vỹ có sự gắn bó chặt chẽ với tuổi học trò, cũng  bởi loài cây này được trồng nhiều ở trường học, và mùa ra hoa của nó cũng là dịp các em học sinh nghỉ hè, chia tay trường học

Bởi vậy, hình ảnh hoa phượng rất có ý nghĩa và đã được phổ vào rất nhiều bài hát, trong đó có bài “Nỗi buồn hoa phượng” của nhạc sĩ Thanh Sơn, với những ca từ đầy réo rắt: “Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn/ Cảm thông được nỗi vắng xa người thương/Màu hoa phượng thắm như máu con tim/Mỗi lần hè thêm kỷ niệm...”

Chỉ còn hơn một tuần nữa là hàng trăm nghìn em học sinh lớp 9 thi vào lớp 10, và gần 1 tháng nữa là các em học sinh lớp 12 bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2019, sắc phượng nở đỏ rực báo hiệu những thời khắc quan trọng của tuổi học trò