[ẢNH] "Quái thú" Pantsir-S1 thảm thương tại chiến địa Syria, tiết lộ sự thật bất ngờ

ANTD.VN - Những tưởng hệ thống Pantsir-S1 một lần nữa giúp Nga lấy lại ánh hào quang về sức mạnh phòng thủ tầm gần của Liên Xô trước đây, tuy vậy năng lực tác chiến không như mong đợi và ít nhất hai lần bị không quân Israel tiêu diệt khiến cho hệ thống được mệnh danh "quái thú" này bị tổ hại nghiêm trọng danh tiếng.

Trong trận tấn công Syria rạng sáng 21-1, Không quân Israel không chỉ tấn công các mục tiêu của Iran mà còn đánh cả vào phòng không của Syria. Ít nhất 1 tổ hợp Pantsir-S1 đã bị tiêu diệt.

Người phát ngôn Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) vừa tuyên bố rằng trong các cuộc tấn công vào lãnh thổ Syria đêm 20, rạng sáng 21-1, IDDF không chỉ đánh vào các mục tiêu của lực lượng Quds Iran mà còn đánh tiêu diệt các đơn vị phòng không Syria.

Ít nhất 1 tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của phòng không Syria đã bị Israel tiêu diệt.

Việc Israel tấn công các mục tiêu của Quds được thực hiện nhằm đáp trả vụ phóng đạn phản lực đất đối đất được tiến hành bởi lực lượng này nhằm vào lãnh thổ Israel. 

Hệ thống phỏng thủ tên lửa Iron Dome của Israel đã bắn chặn thành công quả đạn này.

Những mục tiêu quân sự mà IDF đánh tiêu diệt chính là các căn cứ của lực lượng Quds Iran gồm các kho đạn dược và một căn cứ nằm trong sân bay quốc tế Damascus, một trung tâm tình báo và 1 trại huấn luyện của Iran.

Trong cuộc tấn công, hàng chục tên lửa phòng không Syria đã được bắn lên, bất chấp cảnh báo  đanh thép của Israel rằng không được khai hỏa. Để đáp trả, một số khẩu đội phòng không Syria đã bị Không quân Do Thái tiêu diệt.

Những hình ảnh mới được IDF công bố cho thấy những giây cuối cùng của 1 tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 Syria bị tiêu diệt bởi vũ khí có điều khiển chính xác.

Theo bản đồ tổng hợp diễn biến trận đánh, Israel đã tấn công vào ít nhất 6 mục tiêu của lực lượng Quds Iran và 4 trận địa phòng không Syria và hiện chỉ biết chắc chắn là có 1 tổ hợp Pantsir-S1 đã bị hủy diệt hoàn toàn.

Việc hệ thống phòng thủ Pantsir-S1 lại bị Israel tiêu diệt một lần nữa cho thấy năng lực tác chiến của Syria đang có vấn đề.

Khi Nga triển khai hệ thống đánh chặn này qua Syria, ai cũng hy vọng rằng có hệ thống này, các cuộc tấn công của đối phương sẽ giảm đi.

Ngay cả Nga cũng quảng bá cho biết năng lực tác chiến của hệ thống Pantsir-S1 là "có một không hai".

Thậm chí Nga và Syria đều tô điểm cho hệ thống này vinh quang khi cho biết chúng đã lập công đầu trong việc đánh chặn 71 tên lửa hành trình của liên quân Mỹ, Pháp, Anh bắn vào Syria. 

Danh tiếng của Pantsir-S1 thậm chí còn nổi hơn cả hệ thống S-400.

Nhưng rồi ngay sau đó Nga và Syria đều sửa lại rút bớt các con số tên lửa liên quân bị bắn rơi. 

Việc liên tục điều chỉnh này khiến giới quan sát nghi ngờ rằng thực chất phòng không Syria có thắng lợi như họ công bố hay không.

Sau đó giới chức quân đội Nga lại vô tình tiết lộ hệ thống Pantsir-S1 không đạt hiệu quả như mong muốn tại Syria.

Từ đó các "lời có cánh" dành cho Pantsir-S1 dần ít đi và Nga cho biết đang phát triển hệ thống Pantsir-S2 mạnh hơn.

Mới đây Nga lại trượt mất hợp đồng bán hệ thống phòng thủ tầm gần cho Ấn Độ. 

Theo đánh giá từ giới chuyên môn, quyết định của Ấn Độ có thể đến từ màn thể hiện thất vọng của Pantsir-S1 tại Syria, khi vũ khí này bị phàn nàn là phát huy hiệu suất kém tại vùng khí hậu nóng ẩm.

Cụ thể tại Syria, radar của Pantsir-S1 thường xuyên rơi vào tình trạng hoang báo cũng như bỏ lọt mục tiêu, thậm chí còn nhận định nhầm chim hải âu là máy bay không người lái.

Xác suất trúng đích của tên lửa 57E6 trang bị cho Pantsir-S1 cũng bị phàn nàn là chỉ đạt tới con số 19% khi chống lại mục tiêu đơn giản như máy bay không người lái tự chế của phiến quân.

Một số ý kiến khác thì lạc quan hơn khi cho rằng, thực ra Pantsir-S1 vẫn rất cực mạnh, ngoài một số yếu tố thời tiết thì năng lực tác chiến của quân đội Syria mới chính là vấn đề.

Năng lực của các binh sĩ được đánh giá là tệ khi không tuân thủ các quy định sử dụng vũ khí tác chiến.

Hình ảnh các binh sĩ Syria bỏ hệ thống Pantsir-S1 khi nó bị máy bay không người lái Israel tấn công và phá hủy.

Việc thiếu kỷ luật, không tuân thủ quy định của nhà sản xuất vũ khí khiến cho hệ thống này đã không phát huy tối đa tác dụng.

Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến Nga chưa bật đèn xanh cho Syria sử dụng S-300.

Cuộc chiến tại Syria tiếp tục căng thẳng trong những ngày tới.