[ẢNH] "Quái điểu" Tu-22M3 hạ cánh xuống Crimea, thông điệp rắn của Nga sau khi S-400 bị tố bất lực

ANTD.VN - Ngay sau khi công ty vệ tinh ISI của Israel cho biết hệ thống S-400 tại Crimea có thể không hoạt động được do thiếu khí tài, ngay lập tức Nga thông báo điều phi đội Tu-22M3 tới bán đảo này. 
[ẢNH]
"Quân đội Nga quyết định triển khai oanh tạc cơ chiến lược Tu-22M3 đến bán đảo Crimea để đáp trả lá chắn tên lửa Mỹ ở Romania. Sự kết hợp giữa máy bay Tu-22M3 cùng tên lửa hành trình tầm xa cho phép chọc thủng các hệ thống phòng không hiện đại và tấn công mọi địa điểm ở châu Âu", Reuters dẫn lời Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc phòng Hội đồng Liên bang Nga Viktor Bondarev.
[ẢNH]
Phi đội Tu-22M3 sẽ đóng quân tại căn cứ không quân Gvardeyskoye và được hiện đại hóa lên chuẩn M3M trong những năm tới.
[ẢNH]
"Việc nâng cấp cho phép những chiếc Tu-22 đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách hàng nghìn km", ông Bondarev nói thêm.
[ẢNH]
Việc Nga bất ngờ điều động phi đội oanh tạc cơ cực mạnh Tu-22M3 tới bán đảo Crimea trong bối cảnh hiện tại, được co là bước đi có toan tính của Moscow.
[ẢNH]
Trong hoàncảnh các hệ thống phòng thủ S-400 tại Crimea bị hình ảnh vệ tinh tố không thể hoạt động do không được triển khai đầy đủ khí tài, ngay lập tức Nga thông báo điều động phi đội Tu-22M3 như một động thái cảnh báo.
[ẢNH]
Thông điệp ngầm ý rằng, bán đảo Crimea vẫn có vị thế quan trọng đối với Nga, và nước này sẵn sàng điều động một lượng lớn khí tài hiện đại để trấn giữ.
[ẢNH]
Không những vậy những khí tài này còn có thể vô hiệu hóa sức mạnh của NATO đang tiếp tục vươn tới Nga từ các quốc gia Châu Âu.
[ẢNH]
Trong chiến tranh lạnh Tu-22 là nỗi ám ảnh cho Mỹ và NATO. Sở hữu tính năng bay nhanh cùng kho tên lửa vô đối, phiên bản phát triển mới nhất Tu-22M3 được coi là nỗi ác mộng cho các tàu sân bay.
[ẢNH]
Nhận thấy những tính năng tuyệt vời của loại máy bay này, Trung Quốc nhiều lần ngỏ ý muốn mua, tuy nhiên Nga đã lắc đầu từ chối.
[ẢNH]
Tu-22M3 có những thay đổi như cửa hút gió giống của MiG-25 và một mũi hếch đặt radar Leninets PN-AD.
[ẢNH]
Chiếc oanh tạc cơ này có kíp lái 4 người; chiều dài 41,46m; sải cánh 23,3m (cụp ở góc 65 độ), 34,28m (xòe ở góc 20 độ); chiều cao 11,05m.
[ẢNH]
Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực Klimov NK-25 lực đẩy 245,2 kN; cho tốc độ tối đa Mach 1,88; tầm bay 7.000 km; trần bay 13 km.
[ẢNH]
Khối lượng rỗng của Tu-22M3 là 58 tấn, khối lượng cất cánh tối đa lên tới 126,5 tấn.
[ẢNH]
Dù có kích thước nhỏ hơn Tu-160 và Tu-95, chiếc oanh tạc cơ này vẫn có thể chở theo gần 24 tấn vũ khí.
[ẢNH]
Biến thể Tu-22M3 đi vào hoạt động vào năm 1983, trong khi phiên bản hiện đại hóa Tu-22M3M ra mắt hồi năm 2018.
[ẢNH]
Chức năng chủ yếu của Tu-22M3 là tiêu diệt các biên đội tàu sân bay Mỹ. Sự xuất hiện của Tu-22M3 khiến hải quân Mỹ cảm thấy bất an, do chúng được thiết kế để mang theo những tên lửa diệt hạm tầm xa với kích thước lớn, trong khi Washington không sở hữu loại vũ khí nào có tính năng kỹ chiến thuật tương đương.
[ẢNH]
Vũ khí chính của Tu-22M3 là ba tên lửa diệt hạm hạng nặng Kh-22 với tầm bắn 600 km hoặc 10 tên lửa đạn đạo chống hạm Kh-15 có khả năng đánh trúng mục tiêu từ cách 300 km.
[ẢNH]
Trong khi biến thể Tu-22M3M có thể mang 4 tên lửa hành trình siêu vượt âm Kh-47M2 "Kinzhal".
[ẢNH]
Cũng giống như Tu-160, bất cứ động thái điều động Tu-22M3 của Nga đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của Mỹ và NATO.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]