[ẢNH] Phiến quân tại Syria bất ngờ có sát thủ diệt máy bay cực nguy hiểm của Nga

ANTD.VN - Theo Al-Masdar News, Thổ Nhĩ Kỳ vừa phát hiện và thu giữ kho vũ khí lớn của người Kurd tại Afrin, trong đó phần lớn là vũ khí Nga sản xuất bao gồm cả tên lửa phòng không vác vai cực nguy hiểm 9K38 Igla (SA-18).

Trong số những vũ khí quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thu giữ thu được của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân do người Kurd (YPG) có nhiều hệ thống tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla (SA-18) do Nga sản xuất trong khi tiến hành một chiến dịch ở khu vực Afrin.

Đại diện quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: "Tổng cộng, một đơn vị tên lửa phòng không SA-18, bốn khẩu súng Kalashnikov, hai khẩu súng máy, hai khẩu phóng tên lửa RPG-7, bốn khẩu phóng tên lửa, một khẩu súng bắn tỉa, ba khẩu súng, mìn chống tăng, hai khẩu lựu đạn, ba ống nhòm, hai radio cầm tay và một lượng lớn vũ khí vũ khí hạng nhẹ đã bị bắt giữ. Hầu hết trong số này đều là vũ khí gốc Nga".

Được biết, đây là lần thứ 2 chỉ trong mấy ngày qua, kho vũ khí Nga đã bị phát hiện trong tay lực lượng người Kurd tại Afrin. 

Trước đó, Quân đội Tự do Syria (FSA) đã thu được lượng lớn vũ khí của người Kurd YPG/YPJ tại Afrin cũng với nguồn gốc tương tự, trong đó có cả tên lửa SA-18.

Theo nguồn tin này, tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) SA-18 chính là vũ khí được Đảng Lao động Kurdistan (PKK) sử dụng để hạ một chiếc trực thăng tấn công Cobra của Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 5-2016.

9K38 Igla (trong tiếng Nga là: 9K38 Игла́ – “Cây kim sắc”) là một loại tên lửa không đối đất (Surface to Air Missile – SAM) tầm gần sử dụng tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại.

Igla là một sản phẩm SAM của Liên bang Xô Viết (USSR) và hiện nay là Liên bang Nga nghiên cứu phát triển. 

Igla được NATO định danh là SA-18 “Grouse”, “Grouse” nghĩa là kẻ khó chịu. Và trên thực tế trong các cuộc xung đột, Igla đã thể hiện “sự khó chịu” của mình với các máy bay của phía Hoa Kỳ và NATO.

Igla có 2 phiên bản gồm 9K310 Igla-1 (được phía NATO định danh là “Gimlet”. 

Phiên bản thứ 2 là 9K388 Igla-S với nhiều cải tiến vượt trội khiến chúng trở thành đối thủ đáng sợ đối với các loại máy bay tầm thấp.

Igla-S hiện đã được biên chế cho Quân đội Liên bang Nga từ những năm 2004 và còn được sử dụng cho đến nay với vai trò là hệ thống tên lửa vác vai (MANPADS). 

Ngoài ra, còn có 1 biến thể khác của Igla có 2 nòng phóng tên lửa với cái tên là Djigit.

Hiện nay, Strela-3 và Igla-S là 2 loại tên lửa phòng không vác vai hiện đại nhất của Nga.

Hình ảnh tên lửa phòng không vác vai Igla được phóng trong một cuộc tập trận.

 Hiện chưa rõ bằng cách nào mà lực lượng dân quân người Kurd lại có được loại vũ khí cực nguy hiểm này.

Hình ảnh tên lửa phòng không vác vai khá phổ biến tại chiến trường Syria.

Một số nhà quan sát cho rằng có thể loại tên lửa này được lấy từ chính quân đội Syria.

Cũng giống như những loại vũ khí khác, có thể tên lửa Igla đã được lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thu được từ chiến lợi phẩm trong những cuộc giao tranh trước đây với quân đội Syria.
Không loại trừ khả năng chúng được mua từ thị trường chợ đen.
Sau khi Liên Xô tan rã, tên lửa Igla được chia cho các nước thành viên, một số nước này đã bán đi hàng ngàn tên lửa loại này do không có nhu cầu trang bị với số lượng quá lớn.

Vì thế có thể chúng đã được bán qua lại và tới tay lực lượng dân quân người Kurd. Hiện nay loại tên lửa này đang trở thành mối đe dọa hàng đầu cho cả máy bay Thổ Nhĩ Kỳ và không quân Syria.