[ẢNH] Phiến quân Houthi "độ chế" tên lửa R-60 để bắn hạ AH-64 Apache của Saudi Arabia

ANTD.VN - Phương án đưa tên lửa không đối không trang bị cho máy bay chiến đấu xuống xe bán tải để trở thành loại đất đối không đã được lực lượng vũ trang Houthi tích cực thực hiện và cho thấy hiệu quả cao.

[ẢNH] Phiến quân Houthi
Mới đây 1 trực thăng tấn công AH-64 Apache của không lực hoàng gia Saudi Arabia đã bị bắn hạ bởi lực lượng vũ trang Houthi trên chiến trường Yemen, trước đó là một số máy bay không người lái tiên tiến MQ-9 Reaper của Mỹ cũng chung số phận.
[ẢNH] Phiến quân Houthi
Ban đầu nhiều nhận định cho rằng các tay súng Houthi đã sử dụng tổ hợp phòng không 9K33 Osa do Iran cung cấp, nhưng mới đây lực lượng này đã công bố thứ vũ khí thực sự đã lập nên chiến công.
[ẢNH] Phiến quân Houthi
Đây chính là một quả tên lửa không đối không R-60 do Liên Xô chế tạo đã được đưa xuống mặt đất để làm tên lửa đất đối không, trước đó Houthi cũng thực hiện biện pháp tương tự với đạn R-27T.
[ẢNH] Phiến quân Houthi
Theo một số nguồn tin, trong biên chế lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen vẫn còn tới vài trăm quả tên lửa loại này, hứa hẹn tạo ra mối nguy cơ cực lớn với trực thăng vũ trang của Saudi Arabia cùng đồng minh.
[ẢNH] Phiến quân Houthi
Mặc dù cơ chế gắn kết lên khung gầm xe bán tải việt dã là rất thô sơ nhưng Houthi vẫn có trong tay một tổ hợp tên lửa phòng không di động tự chế đáp ứng được yêu cầu chiến trường.
[ẢNH] Phiến quân Houthi
Nhờ đầu dò hồng ngoại thụ động mà tên lửa R-60 khi triển khai từ mặt đất không yêu cầu phải có radar dẫn bắn đi kèm, tuy nhiên vì vậy mà cự ly tác xạ sẽ rất ngắn.
[ẢNH] Phiến quân Houthi
Theo công bố của nhà sản xuất, xác suất trúng đích của tên lửa R-60 khi chống lại các mục tiêu như trực thăng vũ trang lên tới 90%, kể cả khi chúng tung mồi bẫy nhiệt.
[ẢNH] Phiến quân Houthi
Phương án mà lực lượng vũ trang Houthi đang làm được nhận định đã tham khảo hệ thống phòng không RL-2 với tên lửa R-60 và RL-4 lắp tên lửa R-73 mà quân đội Serbia từng thực hiện.
[ẢNH] Phiến quân Houthi
R-60 (AA-8 Aphid) là loại tên lửa không đối không tầm ngắn do cục thiết kế Molniya phát triển vào cuối những năm 1960 để thay thế cho loại K-13 (AA-2 Atoll) và bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 1973.
[ẢNH] Phiến quân Houthi
R-60 có khối lượng nhỏ hơn khá nhiều so với các tên lửa đối không tầm ngắn của phương Tây. Thời gian phát triển vũ khí này cũng khá ngắn, chỉ khoảng 4 năm từ khi bắt đầu thiết kế đến lúc đưa vào sản xuất hàng loạt.
[ẢNH] Phiến quân Houthi
Thiết kế của R-60 bao gồm đầu dò hồng ngoại ở mũi, tiếp đến là đầu nổ và cuối cùng là động cơ nhiên liệu rắn. Khả năng linh hoạt cực cao của R-60 nhờ thiết kế thân ngắn và cơ chế điều hướng với 4 cánh lái nhỏ ở đầu và 4 cánh lái lớn ở đuôi tên lửa.
[ẢNH] Phiến quân Houthi
Đầu dò hồng ngoại của R-60 sử dụng công nghệ những năm 1970, nhưng trước sự xuất hiện của các biện pháp gây nhiễu tên lửa tầm nhiệt nên phiên bản R-60M tích hợp khả năng chống nhiễu và góc dò tìm tín hiệu nhiệt được mở rộng.
[ẢNH] Phiến quân Houthi
Thông số kỹ thuật cơ bản của tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 bao gồm trọng lượng 43,5 kg; chiều dài 2.090 mm; đường kính 120 mm; sải cánh 390 mm; vận tốc Mach 2,7.
[ẢNH] Phiến quân Houthi
Tên lửa R-60 có tầm bắn tối đa 8 km, trần bay 20.000 m, nó sử dụng đầu đạn với trọng lượng 3 kg, loại đầu nổ phá mảnh tiếp xúc, hệ thống dẫn đường hồng ngoại.
[ẢNH] Phiến quân Houthi
Mặc dù hiện nay đã bị thay thế bởi R-73 trên các chiến đấu cơ hiện đại nhưng tên lửa R-60 vẫn được tận dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó phòng không là vai trò phổ biến nhất.
[ẢNH] Phiến quân Houthi
[ẢNH] Phiến quân Houthi
[ẢNH] Phiến quân Houthi
[ẢNH] Phiến quân Houthi
[ẢNH] Phiến quân Houthi
[ẢNH] Phiến quân Houthi
[ẢNH] Phiến quân Houthi
[ẢNH] Phiến quân Houthi
[ẢNH] Phiến quân Houthi
[ẢNH] Phiến quân Houthi
[ẢNH] Phiến quân Houthi
[ẢNH] Phiến quân Houthi
[ẢNH] Phiến quân Houthi
[ẢNH] Phiến quân Houthi
[ẢNH] Phiến quân Houthi