[ẢNH] Phá hủy 60 pháo đài bay Tu-22 và 423 tên lửa hành trình kh-22, quyết định sai lầm của Ukraine

ANTD.VN - Tuy sở hữu số lượng lớn những loại máy bay ném bom chiến lược siêu thanh trong đó có Tu-160 và Tu-22, tuy nhiên Ukraine đã tự tay phá hủy toàn bộ phi đội máy bay này.

Máy bay ném bom Tu-22 là một trong số những máy bay ném bom siêu thanh có sức mạnh khủng khiếp nhất thế giới. Tải trọng lớn, tầm bay xa, cùng khả năng tăng tốc cực đỉnh, Tu-22 từng là vũ khí chủ đạo của không quân và không quân hải quân Liên Xô.

Trong chiến tranh lạnh Tu-22M3 là nỗi ám ảnh cho Mỹ và NATO. Sở hữu tính năng bay nhanh cùng kho tên lửa vô đối, Tu-22M3 được coi là nỗi ác mộng cho các tàu sân bay.

Nhận thấy những tính năng tuyệt vời của loại máy bay này, Trung Quốc nhiều lần ngỏ ý muốn mua những chiếc oanh tạc cơ này. Tuy nhiên Liên Xô và các nước sau này sở hữu loại máy bay này đã lắc đầu từ chối.

Dù có kích thước nhỏ hơn Tu-160 và Tu-95, chiếc oanh tạc cơ này vẫn có thể chở theo gần 24 tấn vũ khí.

Đáng chú ý là Tu-22M3 có thể mang theo 10 tên lửa diệt hạm Kh-15 hoặc 3 tên lửa Raduga Kh-22, cả hai loại tên lửa này đều có thể đạt vận tốc bay khoảng Mach 5,0.

Tên lửa Kh-22 nặng 5.850 kg cực kỳ đáng sợ bởi tầm bắn của nó lên tới 512 km, và đầu đạn nổ lõm nặng 990 kg có thể tiêu diệt hoặc làm hư hỏng nặng tàu sân bay của Mỹ ngay sau đòn trúng đích đầu tiên.

Tu-22 cũng mang theo các loại bom không dẫn đường thông thường gồm 20 bom FAB-250 hoặc 8 bom FAB-1500.

Tu-22 có chiều dài 42m, sải cánh 23m, chiều cao lên tới 11m.

Khối lượng rỗng của Tu-22 58 tấn khối lượng cất cánh tối đa lên tới 126,5 tấn.

Mỗi chiếc Tu-22 được trang bị hai động cơ NK-25, mỗi động cơ này có lực đẩy thô 156,5kN, lực đẩy khi đốt lần hai lên tới 247,9 kN.

Tu-22 bay rất nhanh, tốc độ tối đa của nó là Mach 1,88 (2.322km/h) và chủ yếu bay ở tốc độ Mach 1,6 (1.976 km/h) để gia tăng tuổi thọ.

Hiện có rất nhiều phiên bản, nhưng phiên bản Tu-22M3 là biến thể đáng sợ nhất.

So với phiên bản tiền nhiệm thì Tu-22M3 được nâng cấp trong thiết kế gốc cánh cũng như hệ thống điện tử mới nhằm tăng tính năng chiến đấu.

Đã có 311 chiếc Tu-22 với các phiên bản được chế tạo, sau khi Liên Xô tan rã, các máy bay này được chia cho Nga, Belarus và Ukraine.

Trong đó Ukraine được chia 60 chiếc Tu-22 và Tu-22M3.

Nhưng vì ngân sách eo hẹp và vì hiệp định ký kết giữa Nga, Mỹ với Ukraine nhằm cam kết bảo vệ nước này nếu như Kiev giải trừ lực lượng máy bay ném bom chiến lược.

Trong giai đoạn 2002-2006, Ukraine đã phá hủy tổng cộng 60 chiếc Tu-22 các phiên bản (gồm 17 Tu-22M2 và 43 Tu-22M3). 

Hình ảnh các máy bay Tu-22 của Ukraine đang được tháo dỡ hoàn toàn.

Những máy móc cỡ lớn chuyên dụng được huy động để phá hủy những chiếc máy bay này.

Một chiếc máy xúc được lắp lưỡi kéo lớn để phá hủy những chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-22.

Hình ảnh thảm thương của chiếc Tu-22 đang bị xẻ thịt.

Bên cạnh đó Mỹ và Nga cũng ép Ukraine tiêu huỷ tổng cộng 423 tên lửa Kh-22. Cả Nga và Mỹ đều không muốn có một lực lượng không quân chiến lược hùng mạnh cùng cạnh tranh với họ vì thế bằng các biện pháp cả kinh tế và chính trị, họ đã thành công trong việc giải trừ vũ khí của Ukraine.

Từ một không quân hùng mạnh đứng thứ 3 thế giới sau khi Liên Xô tan rã, năng lực tác chiến tầm xa của không quân Ukraine đã bị xóa sổ hoàn toàn. Đây là một quyết định đáng tiếc khiến họ luôn nhắc tới với niềm xót xa.