[ẢNH] Oái oăm hai loại vũ khí biểu tượng của Mỹ trong Chiến tranh lạnh đấu nhau tại Syria

ANTD.VN - Xe tăng M60 và tên lửa chống tăng TOW từng là biểu tượng của Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh. Hiện cả hai loại vũ khí này cùng xuất hiện tại chiến trường Syria. Tên lửa TOW được sử dụng bởi người Kurd trong khi xe tăng M60 lại do Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ và họ đang đối đầu nhau.

Cuộc chạy đua trong chế tạo xe tăng và tên lửa chống tăng vẫn đang tiếp tục, trong những loại vũ khí từng là biểu tượng của Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung trong thời kỳ Chiến tranh lạnh chính là tên lửa TOW và xe tăng M60.

Hình ảnh xe tăng M60T của Thổ Nhĩ Kỳ tại biên giới với Syria.

Hình ảnh tên lửa chống tăng TOW đang được sử dụng rộng rãi tại chiến trường Syria.

Trong cuộc chiến này, Mỹ đã cung cấp một số lượng lớn tên lửa chống tăng TOW cho nhóm quân đội Syria tự do (FSA) và người Kurd để chống lại khủng bố IS cũng như chính quyền Syria.

Tuy vậy giờ đây hai loại vũ khí từng được Mỹ cấp cho các lực lượng đồng minh của mình lại đối đầu nhau.

Hình ảnh còn lại sau khi chiếc xe tăng bị tên lửa TOW đánh trúng.

Binh sĩ đang tác chiến với tên lửa TOW.

Đã có những ghi nhận cho thấy tên lửa TOW được sử dụng bởi lực lượng dân quân người Kurd phá hủy hàng chục xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Số lượng tên lửa TOW Mỹ cung cấp cho lực lượng người Kurd lên tới hàng ngàn đơn vị.

Vì thế TOW đang trở thành mối lo ngại chính của các xe tăng đang tham chiến tại Syria.

Không những triệt hạ được xe tăng M60, TOW còn có thể thổi tung tháp pháo của xe tăng T62, T72 và thậm chí vô hiệu hóa được cả xe tăng T90 đang hoạt động biên chế quân đội Syria.

BGM-71 TOW là hệ thống tên lửa chống tăng đời cũ do hãng Raytheon của Mỹ sản xuất, được biên chế từ năm 1970 trong quân đội Mỹ.

TOW nổi tiếng là sát thủ diệt tăng khi được trang bị trên các trực thăng gunship UH-1, AH-1 và đặt trên xe Jeep ở các chiến trường hoặc trên giá ba chân.

Hình ảnh xe tăng đang bị tên lửa TOW tiêu diệt tại chiến trường Syria.

Phạm vi tấn công tối đa của phiên bản BGM-71 TOW mới nhất lên tới 4.200m.

BGM-71 TOW có trọng lượng 18,9 kg đến 22,6 kg tùy phiên bản.

Chúng được lắp đầu đạn nặng 3,9 kg đến 6,1 kg, đủ sức xuyên thủng các loại xe tăng hiện đại.

Tên lửa BGM-71 TOW được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn 2 tầng ATK. 

Khi bắn, các xạ thủ quan sát và dẫn đường đường bay cho tên lửa đến mục tiêu thông qua kính viễn vọng.

Không những tiêu diệt hiệu quả xe tăng, tên lửa TOW còn hiệu quả trong việc tiêu diệt trực thăng và thậm chí là tấn công và tiêu diệt sinh lực địch như trong hình ảnh dưới đây.

Nhóm binh sĩ đã bị tên lửa TOW đánh trúng và tiêu diệt.

Mặc dù ra đời đã lâu nhưng những tên lửa TOW vẫn là nỗi ác mộng của xe tăng hiện tại. 

Với những gì đã thể hiện trên chiến trường Syria vừa qua, TOW được đánh giá là một trong những tên lửa chống tăng đáng sợ nhất trong lịch sử.

Trong khi đó, xe tăng M60, mẫu xe tăng sử dụng trên 50 năm và cho thấy hiệu quả đáng gờm của mình, đặc biệt trong thời kì Mỹ-Liên Xô đối đầu không khoan nhượng.

Thế giới ngày nay quá quen thuộc với tăng M1 Abram, mọi người quên mất rằng tăng M60 từng đóng góp vai trò quan trọng trong lịch sử quân đội Mỹ. 

Mẫu tăng này đã bảo vệ Mỹ tại châu Âu trước quân đội Liên Xô thời kì Chiến tranh Lạnh.

Tăng M60 được sản xuất dựa trên phiên bản tăng M48 Patton và chính thức ra chiến trường từ năm 1950.

Mẫu tăng M60 cải tiến đầu tiên mang tên M60A1, có hệ thống tháp pháo mới gắn với đèn pha, sử dụng hệ thống nhìn đêm và động cơ mạnh hơn. 

Xe tăng này được chuyển giao cho quân đội Israel trong trận chiến năm 1973. Tuy nhiên, xe tăng M60A1 thiệt hại nặng nề trước những khẩu súng chống tăng AT-3 Sagger của quân đội Ai Cập. 

Không những vậy, nhiên liệu sử dụng cho khẩu pháo cũng dễ bốc cháy và gây nguy hiểm cho kíp lái.

Chính điều này khiến quân đội Mỹ phải cải ctiến nhằm giúp M60 chống được súng diệt tăng và cải tiến động cơ. Mẫu M60A2 ra đời được thay thế tháp pháo và có hệ thống phóng rocket riêng biệt. 

Điều này cho phép mẫu A2 có thể tấn công xe tăng địch từ xa (trên 3.000 mét) mà không lo bị bắn cháy. Dù vậy, mẫu tăng này cũng cho thấy nhiều nhược điểm chết người và chỉ có 600 chiếc được sản xuất.

Mẫu tăng M60 cải tiến cuối cùng được định danh là A3, ra chiến trường năm 1978. 

Nó được cải tiến hệ thống điện tử, kiểm soát hỏa lực và chứng minh được tính ưu việt rất cao. Mẫu A3 được sử dụng cho tới khi xe tăng M1 Abram ra đời và thay thế toàn bộ M60.

M60A3 sử dụng máy tính điều khiển mới, hệ thống kiểm soát hỏa lực tối tân cho phép pháo bắn chính xác dù đang di chuyển. 

Cải tiến lớn nhất của M60A3 là hệ thống nhìn xuyên màn đêm AN/VSG-2

Mỹ coi M60 như loại xe tăng chiến đấu chủ lực tạm thời, nhưng nó đã chứng minh hiệu quả trong cuộc đấu với các loại tăng của Liên Xô như T-54, T-55 và T-62 trong các cuộc chiến tranh Ả Rập - Israel năm 1967 và 1973.

Chỉ đến khi Liên Xô đưa ra xe tăng T-64 có giáp phản ứng chống đạn, tăng M60A3 của Mỹ ở châu Âu mới gặp đối thủ vượt trội. Vì vậy mẫu xe tăng mới M1 Abrams xuất hiện

Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đang sử dụng những biến thể M60A3 và biến thể M60T Sabra (được Israel nâng cấp từ M60A3).

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang có hàng ngàn chiếc xe tăng M60 với các biến thể. Hiện loại xe tăng này đang đóng vai trò chủ lực trong cuộc chiến với lực lượng dân quân người Kurd tại Syria.

Đặc biệt biến thể M60T Sabra được Israel nâng cấp đã chứng minh tính hiệu quả trên chiến trường khi nó đánh bại được sự truy sát của tên lửa diệt tăng Kornet của Nga.

Hình ảnh biến thể M60T Sabra của quân đội THổ Nhĩ Kỳ.

Nếu bắn vào trực diện mặt trước ngay cả tên lửa TOW cũng khó lòng phá hủy được chiếc xe tăng này.

Tuy nhiên, nếu bắn vào bên hông, khoảng trống giữa tháp pháo và thân xe hoặc đột kích từ phía sau xe bằng tên lửa TOW, M60T sẽ ngay lập tức bị vô hiệu hóa.