[ẢNH] Nga lo sợ sau khi hồi sinh Tomahawk, Mỹ sẽ tiếp tục cho "quỷ thần" MGM-31 tái xuất

ANTD.VN - Tầm bắn xa, chính xác cùng sức công phá lớn, MGM-31 Pershing II là một trong những loại tên lửa cực nguy hiểm mà con người từng chế tạo.

MGM-31 Pershing II là loại tên lửa bị bắt buộc phải loại biên và phá hủy để đối lại hiệp ước INF (hiệp ước hạn chế tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung) được ký kết.

Tuy vậy sự việc INF đổ vỡ khiến cho Mỹ bắt tay hồi sinh những loại vũ khí từng bị loại biên trước đây. 

Mỹ đã nối lại việc nghiên cứu để hồi sinh tên lửa BGM-109G, đây là phiên bản Tomahawk phóng từ mặt đất. 

Vì vậy giới quan sát cho rằng việc Mỹ nối lại sự hoạt động của MGM-131 chỉ là vấn đề thời gian. 

Tầm bắn xa, khả năng chính xác cao cùng độ công phá lớn, MGM-31 Pershing II là một trong những loại tên lửa cực nguy hiểm mà con người từng chế tạo.

Cuối những năm 70 của thế kỷ trước, Mỹ đã phát triển loại tên lửa đạn đạo tầm trung mang tên MGM-31 Pershing II để đối trọng lại với tên lửa RSD-10 của Liên Xô ra đời trước đó. 

Một số chuyên gia quân sự tin rằng, nếu Mỹ tái biên chế và nâng cấp thì loại tên lửa này còn nguy hiểm hơn cả Iskander của Nga hiện nay rất nhiều.

Vào năm 1983, Mỹ đã bố trí hơn 100 tên lửa MGM-31 Pershing II ở Tây Đức. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 phút, thủ đô Moscow của Liên Xô đã hứng trọn đòn tấn công khủng khiếp từ loại tên lửa này. 

Rất may sau đó, bằng những thỏa thuận đàm phán giữa Mỹ và Liên Xô, loại tên lửa này đã bị tiêu hủy, đổi lại Liên Xô cũng phải tháo bỏ tên lửa RSD-10.

MGM-31 Pershing II được phát triển dựa theo nền tảng công nghệ từ tên lửa Pershing I. Phiên bản MGM-31 Pershing II ra đời đã gây choáng váng cho Liên Xô với độ chính xác cực cao.

Sự đáng sợ nhất của tên lửa MGM-31 Pershing II đó là quỹ đạo bay được dẫn đường bằng công nghệ tinh vi nhất kết hợp với động cơ lực đẩy véc tơ giúp tên lửa cơ động và thay đổi quỹ đạo dễ dàng.

Giai đoạn đầu khi rời khỏi bệ phóng, tên lửa MGM-31 Pershing II được hệ thống dẫn đường quán tính định hướng lên tới độ cao hơn 300km rồi sau đó quay trở lại trái đất. 

Khi còn cách mục tiêu khoảng 16km, chúng được dẫn đường bằng Radar kỹ thuật số tiên tiến và lao vào phá hủy chính xác mục tiêu.

Đây là một trong những loại tên lửa đạn đạo có độ chính xác nhất mà con người từng chế tạo.

Nếu Mỹ hồi sinh dòng tên lửa này và đặt tại các quốc gia đồng minh tại Châu Âu, đây được coi là mối đe dọa đáng gờm cho Nga.

Hiện Nga cũng đang tái khởi động các chương trình tên lửa tầm trung có độ chính xác cao để đáp trả Mỹ. Rất có thể đây sẽ là khởi nguồn cho một cuộc chạy đua vũ trang mới.