[ẢNH] Nga cố gắng nhưng vẫn không cứu được cánh én bạc MiG-21 và sự thật nghiệt ngã

ANTD.VN - Đáp ứng nhu cầu duy trì huyền thoại "Én bạc" MiG-21, Nga đã đưa ra một số gói nâng cấp nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu cho dòng tiêm kích huyền thoại này mang tên MiG-21-93. Tuy vậy việc khung thân quá cũ, không thay mới động cơ khiến cho dù gói nâng cấp được quảng bá rầm rộ vẫn không được khách hàng đoái hoài tới trừ Ấn Độ, nhưng trớ trêu thay New Delhi cũng đang dần loại bỏ chúng.

MiG-21-93 là chương trình nâng cấp hiện đại hóa MiG-21 đến từ xứ sở sáng tạo ra tiêm kích huyền thoại này - nước Nga. 

Việc thực hiện do các công ty – tập đoàn của Nga cùng hợp tác: Rosoborozonexport, hãng Sokol, Phazotron, MAPO MIG và GosNIIAS.

Với chương trình nâng cấp này, MiG-21-93 đã trở thành tiêm kích đa nhiệm, trang bị hệ thống điện tử, vũ khí tiên tiến. 

Cụ thể, máy bay lắp đặt radar điều khiển hỏa lực Kopyo có tầm hoạt động 56km, theo dõi đồng thời 10 mục tiêu và tiêu diệt 2 trong số đó.

Trước khi nâng cấp, MiG-21 chỉ có khả năng mang tên lửa không đối không thế hệ cũ như R-3S, R-60, thì nay nó có thể mang tên lửa R-73E, tên lửa đối không tầm trung R-27R1/T1, RVV-AE, thậm chí là cả tên lửa chống radar Kh-25MP.

MiG-21 tuy có khả năng đối đất nhưng rất hạn chế, chủ yếu mang bom, rocket không điều khiển thì nay nó còn có thể mang bom có điều khiển KAB-500KR.

Nhìn chung, MiG-21-93 tập trung nâng cấp mạnh yếu tố hỏa lực cho phép có khả năng không chiến tầm xa tăng gấp 10 lần so với khi chưa nâng cấp. 

Theo đánh giá chuyên gia quân sự quốc tế, MiG-21-93 có khả năng đối phó với biến thể F-16 đời đầu của Mỹ.

Từ MiG-21-93, sau này các công ty Nga còn đưa ra mẫu MiG-21-97 trang bị động cơ tuốc bin phản lực Klimov RD-33 (dùng trên tiêm kích MiG-29).

Chương trình nâng cấp MiG-21-93 này đã xuất khẩu thành công sang thị trường Ấn Độ, khi đó nó được gọi với cái tên MiG-21 Bison. 

Các công ty Nga sau khi nâng cấp mẫu vài chiếc đã chuyển giao công nghệ cho phía Ấn Độ thực hiện.

Tuy vậy dường như phía Ấn Độ vẫn chưa thể làm cho MiG-21 Bison tốt như chính bản gốc MiG-21-93 mà Nga đã làm.

Nhìn chung, biến thể tiêm kích MiG-21-93 tập trung nâng cấp mạnh yếu tố hỏa lực cho khả năng không chiến tầm xa tăng gấp 10 lần so với nguyên bản.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự quốc tế, MiG-21-93 có khả năng đối phó với biến thể F-16 đời đầu của Mỹ.

 Giá thành của gói nâng cấp này ước tính 4,5 triệu USD.

Chính giá thành này khiến cho Ấn Độ mạnh tay chi tiền để nâng cấp hơn 100 chiếc MiG-21.

Tuy vậy khung thân của những chiếc MiG-21 đã quá già để có thể kéo dài tuổi thọ hoạt động của chúng.

Mặt khác gói nâng cấp vẫn không thay đổi động cơ, nên dù chúng cho lực đẩy khá tốt, hoạt động khá nhanh nhẹn nhưng tuổi động cơ không cao như các động cơ hiện đại.

Chính những yếu điểm này mà Ấn Độ đã phải lên kế hoạch loại bỏ toàn bộ những chiếc MiG-21 bao gồm cả MiG-21 Bison.

Trước đây Việt Nam cũng thử nghiên cứu phiên bản MiG-21 Bison (MiG-21-93), tuy nhiên nhận thấy không mấy khả thi nên không quân đã quyết định loại biên toàn bộ chúng vào năm 2015.