[ẢNH] Mỹ bất ngờ triển khai "máy xén bộ binh" tới chiến trường Syria

ANTD.VN - Chiến trường Syria, nơi ghi dấu ấn các loại vũ khí hiện đại nhất thế giới hiện nay, từ các loại máy bay chiến đấu cho tới súng phóng lựu, hiện Mỹ mới triển khai siêu súng phóng lựu phóng loạt MK-47 được mệnh danh là "máy xén bộ binh" tới chiến trường này.

Những thông tin và hình ảnh mới nhất cho thấy Mỹ đã triển khai siêu súng phóng lựu phóng loạt cực nguy hiểm Mk-47 tới chiến trường Syria. Hiện loại vũ khí này đang được sử dụng bởi lực lượng đặc nhiệm Mỹ đang tác chiến tại Syria.

Hình ảnh lính Mỹ tại chiến trường Syria, có thể nhận thấy khẩu súng phóng lựu phóng lọat Mk-47 được gắn trên các xe bán tải.

Việc triển khai súng phóng lựu phóng loạt Mk-47 tới chiến trường này ngoài việc hỗ trợ lực lượng đối lập, Mỹ cũng muốn nhân đây để thực chiến đánh giá chi tiết loại vũ khí mới này.

Hình ảnh súng phóng lựu Mk-47 đang khai hỏa liên thanh.

Với sức sát thương cực lớn khi có thể ngăn cả được một đạo quân đang xung phong, súng phóng lựu phóng loạt MK-47 được coi là "máy xén bộ binh" nguy hiểm nhất thế giới. .

Binh sĩ Mỹ đang bắn khẩu súng phóng lựu liên thanh Mk-47.

Mk-47 được thiết kế từ đầu những năm 2000.

Đến tận năm 2005 súng mới được đem vào trang bị.

Khác hẳn với những dòng súng phóng lựu phóng loạt khác trên thế giới, MK-47 ngoài độ mạnh mẽ về hỏa lực nó còn được kết hợp với những thiết bị điện tử hiện đại, cho phép tính toán thông số đường đạn và có hiệu năng tuyệt vời cho dù tác chiến trong môi trường ban ngày hay ban đêm. 

Đây là điều mà những súng phóng lựu hiện đại nhất của Nga cũng chưa làm được.

Khác với các thế hệ súng phóng lựu phóng loạt khác trước đó, MK-47 ra đời thay vì sử dụng kiểu thước ngắm cơ khí thì chúng lại kết hợp với các thiết bị điện tử, điều đó nâng tầm hiệu suất chiến đấu của loại súng này lên một tầm cao mới.

Cận cảnh hệ thống ngắm bắn điện tử được trang bị trên súng Mk-47.

Hệ thống này bao gồm các camera ảnh nhiệt kết hợp với máy tính nhỏ để tính toán chính xác đường đạn.

Xạ thủ chỉ việc rê súng vào mục tiêu, từ đó các thông số hiện ra cho phép xạ thủ rê vào vị trí thích hợp và khai hỏa để đạt hiệu quả cao nhất.

Súng phóng lựu Mk-47 được trang bị trên xe bọc thép của quân đội Mỹ.

Một màn hình nhỏ cho phép xạ thủ nhìn vào đó để hiệu chỉnh đường ngắm cho súng.

Một lính Mỹ đang sử dụng súng phóng lựu Mk-47 trên chiến trường.

Với hệ thống này, các thông số mục tiêu được thu thập trực tiếp bởi các camera hồng ngoại cùng hệ thống cảm biến tối tân. Các thông số được máy tính trung tâm xử lý và truyền thông số lên màn hình tinh thể lỏng, từ đó giúp xạ thủ có thể tấn công mục tiêu bất kể trong môi trường tác chiến nào.

Đây là điều mà thế hệ súng phóng lựu Mk-19 trước đó không có.

Xạ thủ Mỹ bên súng phóng lựu Mk-19 ngắm bắn bằng thước ngắm cơ khí.

Hệ thống NGFCS cũng tính toán hiệu quả đường đạn đạo, từ đó xạ thủ điều chỉnh góc nâng phù hợp để tiêu diệt chính xác mục tiêu. 

Đây là điều mà trước đây các thế hệ súng phóng lựu không làm được, mà phải buộc hiệu chỉnh bằng mắt, cộng với việc tính toán đường đi của loạt bắn trước đó.

Súng phóng lựu MK-47 có trọng lượng 18kg, chiều dài 940mm, độ dài nòng 610mm, chiều rộng 255m, chiều cao 205mm. 

Đây được coi là một trong những loại súng phóng lựu phóng loạt nhẹ nhất hiện nay.

Súng sử dụng cỡ đạng 40mm x 53mm, có tốc độ bắn lên tới 300 viên/phút.

Hộp tiếp đạn có hai loại, một loại chứa dây đạn 32 viên, và một loại chứa dây đạn lên tới 48 viên.

Việc sử dụng loại vũ khí nguy hiểm này chỉ cần hai người lính là đủ. 

Ngoài trang bị trực tiếp cho các đơn vị Thủy quân lục chiến, Mỹ cũng gắn chúng lên các phương tiện cơ giới để tăng hiệu năng chiến đấu.

Xe bọc thép Humvee đang được gắn súng phóng lựu Mk-47.

Quân đội Mỹ đang từng bước trang bị súng Mk-47 và thay thế hoàn toàn súng Mk-19 trước đó.

Hiện đại, trọng lượng nhẹ dễ cơ động và hỏa lực cực mạnh, Mk-47 được coi là ông vua trong dòng súng phóng lựu phóng loạt hiện nay.

Ngoài Mỹ, súng cũng được sử dụng bởi quân đội Australia và Israel.

Súng có thể tác chiến tốt trong mọi điều kiện thời tiết từ băng giá cho tới sa mạc cháy nóng.

Việc Mỹ quyết định sử dụng súng Mk-47 tại chiến trường Syria cho thấy mức độ quan tâm của nước này tới vùng chiến sự nóng bỏng này.

Mới đây Nga cũng cáo buộc Mỹ đang từng bước hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn tại chiến trường này.

Ngoài hỗ trợ cho lực lượng người Kurd cũng như nhóm Dân chủ Syria (SDF), Mỹ cũng đang có một số căn cứ quân sự phía bắc Syria.

Tuy Mỹ chỉ thừa nhận họ có khoảng vài trăm binh sĩ tại Syria, nhưng giới quan sát cho rằng con số thực sự phải lớn hơn thế.

Giới quan sát cho rằng không dưới 2.000 binh sĩ đặc nhiệm cùng các cố vấn quân sự đang chiến đấu tại chiến trường này.

Bằng việc duy trì căn cứ quân sự cùng các binh sĩ đặc nhiệm, Mỹ sẽ tạo thế đối trọng với Nga trong việc gây ảnh hưởng tại Syria.