[ẢNH] "Mũi tên xanh", lá chắn thép cực mạnh xé nát mọi mục tiêu bay

ANTD.VN - Aegis Ashore kết hợp với tên lửa SM-6 biệt danh "mũi tên xanh" do Mỹ sản xuất là một trong số những hệ thống phòng thủ mạnh nhất thế giới. Nó còn có thể hủy diệt các loại tên lửa đạn đạo đang bay với vận tốc lớn.

Aegis Ashore là hệ thống phòng không tối tân phiên bản triển khai trên đất liền của hệ thống phòng thủ Aegis nổi tiếng của Mỹ. Hệ thống này có sức mạnh tương đương với hệ thống đánh chặn tầm cao THAAD.

Hệ thống phòng thủ Aegis được triển khai trên tàu chiến đang khai hỏa.

Tuy không có độ cơ động như hệ thống đánh chặn tầm cao THAAD, nhưng bù lại chi phí khai thác lại rẻ hơn nhiều, điều này cho phép có thể triển khai với số lượng nhiều hơn các hệ thống phòng thủ.

Cận cảnh hệ thống phòng không Aegis Ashore cố định trên đất liền.

Hệ thống này được trang bị tên lửa đánh chặn SM-3 Block2A.

Các tên lửa SM-3 Block2A được đánh giá là có khả năng tiêu diệt hiệu quả các tên lửa đạn đạo của đối phương trên độ cao lớn.

Các chuyên gia khẳng định, tổ hợp Aegis Ashore có độ bao phủ rất lớn. Chẳng hạn như Nhật Bản, họ chỉ cần triển khai hai tổ hợp này là có thể che chắn trước các đòn tấn công tiềm tàng từ tên lửa đạn đạo Triều Tiên.

Để đối phó với tên lửa hành trình tầm xa có thể được phóng ra từ máy bay đối phương, hệ thống này được trang bị thêm tên lửa SM-6, loại tên lửa đánh chặn cực mạnh mới nhất của Mỹ.

Hình ảnh quay chậm cảnh tên lửa SM-6 được phóng đi.

Ngay sau khi rời bệ phóng, tên lửa SM-6 sẽ tăng tốc để lao vút lên không trung.

Radar AN/SPY-1 thành phần quan trọng trong tổ hợp này đóng vai trò là bộ não tìm kiếm chỉ thị mục tiêu và điều khiển các loại tên lửa đánh chặn trong đó có SM-6.

Dòng tên lửa SM-6 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đối phương ở kì cuối của đường bay. 

Đây là cơ hội cuối cùng để đánh chặn một tên lửa đạn đạo trước khi nó đến mục tiêu và được đánh giá là vô cùng khó khăn.

Đạn tên lửa đánh chặn SM-6 có thể đạt tầm bắn 240 km, độ cao diệt mục tiêu 33 km và tốc độ hành trình Mach 3,5 (trên 4.000 km/h). 

Với thông số này, nó được đánh giá là một trong những loại tên lửa đánh chặn số 1 thế giới hiện nay. 

Tên lửa SM-6 đang trong quá trình chế tạo tại nhà máy của hãng Raytheon ở bang Arizona, Mỹ.

SM-6 sử dụng đầu đạn nổ để phá hủy tên lửa tấn công thay vì dùng công nghệ đánh chặn kiểu va chạm trực tiếp như SM-3.

Ngoài tiêu diệt các tên lửa hành trình, SM-6 cũng có thể tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm trung, tên lửa chống hạm và các loại chiến đấu cơ của đối phương.

SM-6 được thiết kế với mục đích phòng không tầm xa cấp chiến thuật dành cho các tàu chiến của Mỹ để bảo vệ và mở rộng phạm vi chống lại tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái và máy bay chiến đấu của đối phương.

Điểm mạnh của tên lửa đánh chặn SM-6 so với các phiên bản tiền nhiệm là đạn tên lửa nhỏ hơn và có thể ngăn chặn các mục tiêu bay sát mặt nước tốt hơn. 

Mới đây, Hải quân Mỹ từng thử nghiệm SM-6 với mục đích chống các loại tàu mặt nước cỡ nhỏ, xuồng cao tốc của đối phương.

Là một trong những loại vũ khí tối tân mới nhất của Mỹ nên giá thành của SM-6 khá cao, ước vào khoảng từ 3-6 triệu USD một quả.

Tuy nhiên điều này là hoàn toàn có thể chấp nhận được khi những thử nghiệm liên tục cho thấy SM-6 hiện là loại tên lửa phòng không có độ chính xác cao nhất hiện nay. 

Là tên lửa đánh chặn giai đoạn cuối, nên SM-6 ưu tiên về độ chính xác hơn là tầm bắn xa.

Nhà sản xuất Raytheon cho biết, với hệ thống dẫn đường bằng radar, nó có thể hoạt động ở chế độ chủ động hoặc bán chủ động, cơ hội để tên lửa đạn đạo đối phương sống sót là rất thấp.

Một hệ thống Aegis Ashore hoàn chỉnh.

Điều thú vị là sự tương thích công nghệ giữa các tổ hợp Aegis Ashore trên bộ với các tổ hợp Aegis trang bị trên các chiến hạm sẽ tạo ra một mạng lưới bảo vệ dày đặc cho Mỹ.

Với những nước có những chiến hạm có hệ thống Aegis, nếu chẳng may hệ thống trên đất liền gặp trục trặc, họ có thể đem các đạn tên lửa SM-6 lên ngay tàu chiến hiện có của mình để tiếp tục chiến đấu.

Tên lửa đánh chặn SM-6 được phát triển trong khuôn khổ chương trình ERAM (Extended Range Active Missile) bắt đầu vào năm 2004 dựa trên thân và động cơ của tên lửa phòng không SM-2 Block-IVA.

SM-6 được trang bị hệ thống xử lý tín hiệu và hệ thống dẫn hướng mới được phát triển dựa trên hệ thống tự dẫn chủ động của tên lửa không đối không tầm trung AIM-120D AMRAAM.

SM-6 được phóng bằng các bệ phóng thẳng đứng tiêu chuẩn Mk 41. Khả năng dẫn theo phương ngang cho phép tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở cự ly nằm ngoài vùng phát hiện của radar trên chiến hạm đối phương. 

Với những đặc tính như vậy hệ thống Aegis Ashore được coi là sát thủ hàng đầu trong lưới lửa phòng thủ trên thế giới.