[ẢNH] Không quân Nga chấp nhận đau thương để lột xác tại chiến trường Syria

ANTD.VN - Năng lực chiến đấu của không quân Nga hiện tại đã bước sang một trang sử mới sau màn "lột xác" thành công tại chiến trường Syria. Tuy nhiên để đạt được sự thành công này họ đã trải qua không ít những khó khăn và tổn thất.

Cho tới thời điểm hiện tại những chiến thắng của quân đội Syria không thể tách rời được được sự hỗ trợ đặc biệt từ lực lượng không quân Nga. Sức mạnh của không quân Nga không những làm phiến quân khiếp sợ mà còn làm cho Mỹ và phương Tây nể phục.

Trước chiến tranh Syria, ít có ai có thể ngờ rằng Nga có thể huy động một lực lượng không quân lớn hoạt động với cường độ cao.

Không quân Liên Xô từng là một trong hai lực lượng lớn và mạnh nhất thế giới bên cạnh không quân Mỹ.

Tuy nhiên khi Liên Xô tan rã thì cả danh tiếng và năng lực chiến đấu đã dần sụp đổ theo.

Không quân Nga dù thừa hưởng một lượng khí tài cực lớn do Liên Xô để lại nhưng do thiếu hụt kinh phí nên nhiều loại máy bay đã bị bỏ xó hoặc đưa vào diện niêm cất dài hạn dù chúng còn rất mới.

Nhiều dự án máy bay chiến đấu đầy tiềm năng thời Liên Xô cũng bị đóng lại.

Nên dù trang bị nhiều máy bay nhưng đa số chúng đều dần bị thụt lùi so với Mỹ và phương Tây.

Cuộc chiến đầu tiên của không quân Nga sau khi Liên Xô tan rã là tại chiến trường Chechnya vào những năm 1996-1999.

Tuy hoạt động với cường độ hạn chế nhưng không quân Nga cũng bị tổn hại nghiêm trọng.

Hàng loạt máy bay cường kích và trực thăng đã bị lực lượng phiến quân hồi giáo bắn hạ.

Sau khi Tổng thống Putin nắm quyền, ông đã từng bước khôi phục kinh tế và tăng cường đầu tư cho quân đội Nga.

Không quân được ông ưu tiên hàng đầu nhằm xây dựng một lực lượng hùng mạnh lấy lại vị thế của Liên Xô ngày nào.

Hàng loạt dự án bị đóng lại trước đó đã được ông tái khởi động.

Những phương án nâng cấp cho các máy bay chiến đấu được Nga đẩy mạnh hơn.

Không quân đã từng bước lột xác với các loại máy bay mới thay vì chỉ những loại đã có từ thời Liên Xô.

Không quân Nga bước vào cuộc chiến tranh thứ 2 vào năm 2005 khi đối đầu với Gruzia.

Lúc này năng lực của không quân Nga tuy lớn mạnh nhưng cường độ hoạt động cũng hạn chế.

Họ vẫn chịu những thiệt hại đáng kể khi đối đầu với một lực lượng được phương Tây đỡ đầu.

Hàng loạt máy bay bị bắn hạ bao gồm cả máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3.

Cho đến giai đoạn này Mỹ và phương Tây cũng không đánh giá cao năng lực chiến đấu của quân đội Nga nói chung và không quân nói riêng.

Thậm chí nhiều tướng lĩnh khối NATO còn tuyên bố rằng, trừ trường hợp đối đầu bằng vũ khí hạt nhân, còn lại vũ khí thông thường thì Nga vẫn không phải là đối thủ khiến họ phải lo lắng.

Nhưng khi cuộc chiến tại Syria nổ ra, Nga đã chứng minh nhận định của một số tướng lĩnh NATO là không chính xác.

Quân đội Nga nói chung và không quân nói riêng đã chứng minh họ là đối thủ lớn nhất của Mỹ và NATO.

Hàng loạt máy bay mới nhất được điều sang chiến trường Syria.

Các loại tiêm kích và cường kích hiện đại nhất mới ra lò như Su-27SM3, Su-30SM, Su-34, Su-35 đã được đem sang "thử lửa".

Hàng loạt trực thăng tấn công mới nhất như Ka-52, Mi-28, Mi-35 đã được Nga sử dụng với cường độ cao để tấn công các mục tiêu mặt đất.

Biến thể nâng cấp mới nhất của dòng cường kích nổi tiếng Su-25 cũng được đem sang để tấn công phiến quân.

Nếu các máy bay trực thăng tấn công của Nga trước đây thường tổn hại bởi tên lửa phòng không thì nay nhờ lắp đặt các thiết bị mới chống lại loại vũ khí này, nên đã hạn chế được tối đa điều này.

Ngoài ra các loại máy bay cũ cũng được Nga đem sang hoạt động tại chiến trường này.

Nhờ phương án tác chiến tối ưu nên khả năng bị thiệt hại vì bắn rơi được giảm xuống.

Tuy vậy Nga cũng phải trả giá lớn cho những thành công này.

Đem những loại vũ khí mới thực chiến Nga cũng đối mặt với những rủi ro nếu chúng hoạt động không như mong đợi.

Thực vậy không phải tất cả những máy bay Nga mang sang Syria đều đạt được như kỳ vọng.

Nếu như máy bay Su-30SM và Su-35 đã thể hiện xuất sắc thì cường kích hiện đại Su-34 lại không được như kỳ vọng. 

Hoạt động thiếu ổn định, bị bong tróc sơn khiến lớp vỏ bị xuống cấp là những điều phi công Nga phàn nàn về cường kích Su-34.

Tiêm kích Su-34 bị tróc sơn và ố vàng ở mũi máy bay.

Thậm chí một số chiếc Su-34 còn không chịu cắt bom khi phi công ra lệnh khiến Nga phải lập tức rút những chiếc máy bay mới này về nước và hiệu chỉnh. 

Bên cạnh Su-34 là máy bay trực thăng tấn công Mi-28.

Loại trực thăng chiến đấu từng được kỳ vọng để thay thế Mi-24 thì thực tế hoạt động lại thua cả biến thể mà chúng dự định thay thế. 

Không những vậy hai vụ tai nạn đã khiến Nga mất 2 chiếc Mi-28.

Chính vì vậy hầu như các cuộc tấn công của không quân Nga vẫn sử dụng chủ đạo là các loại máy bay trực thăng Mi-24.

Bên cạnh đó là biến thể nâng cấp từ Mi-24 là Mi-35 cũng được ưa chuộng.

Nga sau khi hiệu chỉnh đã đem những chiếc cường kích Su-34 trở lại chiến trường Syria.

Tuy nhiên trực thăng Mi-28 vẫn chưa thấy có dấu hiệu hoạt động chủ đạo trong các cuộc không kích.

Vai trò chủ đạo vẫn là trực thăng Mi-24, Mi-35, Mi-8 và Ka-52.

Trực thăng tấn công Ka-52 của không quân Nga.

Trực thăng tấn công đa năng Mi-8 của không quân Nga.

Hình ảnh trực thăng Mi-8 của không quân Nga đang bắn rocket vào phiến quân khủng bố tại chiến trường Syria. 

Một cuộc không kích của Nga nhằm vào phiến quân tại chiến trường Syria.

Đòn tấn công bằng vũ khí chính xác của không quân Nga.

Trước đây không quân Nga mạnh về  không chiến nhưng họ lại không được đánh giá cao về năng lực tác chiến mặt đất.

Nhưng cuộc chiến tại Syria đã thay đổi hoàn toàn nhận định trước đó. Họ có thể tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất bằng bom thông minh.

Chiến trường Syria cũng được Nga sử dụng hạn chế bom nhiệt áp.

Loại bom này có sức hủy diệt chỉ đứng sau bom hạt nhân.

Nhiều cuộc không kích của không quân Nga đã đánh bật nhóm phiến quân cố thủ phải chạy ra khỏi căn cứ.

Thành công nhưng Nga cũng phải đối mặt với một khoản chiến phí khổng lồ để duy trì hoạt động của không quân.

Binh sĩ Nga đang lắp đặt một quả bom thông minh lên máy bay chiến đấu.

Ước tính Nga phải bỏ ra hàng triệu đô la Mỹ mỗi ngày để duy trì những cuộc không kích.

Trong bối cảnh kinh tế Nga hiện tại đây được coi là khoản tiền không nhỏ.

Nhiều chuyên gia bình luận rằng nếu không giải quyết dứt điểm các nhóm phiến binh thánh chiến cũng như những cuộc hòa đàm với lực lượng đối lập, Nga có thể sẽ sa lầy tại chiến trường Syria.

Những chiến thắng đã được khẳng định đưa vị thế không quân Nga lên tầm cao mới, nhưng có thể trong thời gian sắp tới Nga sẽ có những bước điều chỉnh cần thiết cho hoạt động không quân tại chiến trường Syria.

Có thể họ sẽ hạn chế hoạt động của không quân để tiết kiệm chi phí.

Nhưng cũng có thể tăng cường hoạt động lên mức tối đa để đạt được những bước tiến mạnh mẽ trên chiến trường hoặc ít nhất trên bàn đàm phán.

Thực tế thì không quân Nga cũng đã rút bớt một lực lượng lớn về nước sau khi khủng bố IS sụp đổ.

Việc rút quân ngoài việc khẳng định rằng Nga rút quân theo đúng cam kết sau khi khủng bố IS bị tiêu diệt.

Nhưng ở bình diện kinh tế thì đây là cuộc rút binh nhằm hạn chế chi phí cho một cuộc chiến kéo dài hao tài tốn của này.

Hiện nay các loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3 đã được Nga rút về nước.

Đây là những máy bay có thể không kích tiêu diệt cả một thành phố với khối lượng bom đạn mang theo.

Hình ảnh một vụ không kích của không quân Nga tại Syria.

Có thể thấy rõ đòn không kích chính xác của khôg quân Nga tại Syria.

Nga hiện chỉ duy trì một lực lượng không quân vừa đủ cho những chiến dịch ném bom vào lực lượng thánh chiến tại Syria.

Cuộc chiến tại Syria đã giúp Nga lấy lại vị thế của một không quân hùng mạnh, dù có trả giá nhưng sự trả giá đó là cần thiết để tháo bỏ cái bóng của không quân Liên Xô ngày nào để từng bước khẳng định mình.