[ẢNH] Kết quả "thực chiến" của S-400 Trung Quốc bị nghi ngờ phóng đại

ANTD.VN - Quân đội Trung Quốc vừa công bố kết quả thử nghiệm của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf với các thông số khiến giới chuyên gia quốc tế phải "ngã ngửa".

 

[ẢNH] Kết quả
Hiện nay Trung Quốc là lực lượng quân đội nước ngoài duy nhất đã nhận được các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa tối tân S-400 Triumf do Nga sản xuất.
[ẢNH] Kết quả
S-400 đang được Trung Quốc triển khai bảo vệ những mục tiêu trọng yếu của nước này, cho thấy giữa nó với các tổ hợp tên lửa phòng không nội địa của Trung Quốc như HQ-9 vẫn còn khoảng cách lớn.
[ẢNH] Kết quả
Sau khi khai thác làm chủ tính năng vũ khí thì việc tiến hành diễn tập bắn đạn thật nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình huấn luyện cũng như kiểm nghiệm tính năng thực tế là điều rất cần thiết.
[ẢNH] Kết quả
Truyền thông Trung Quốc cho biết, họ vừa tiến hành những cuộc thử nghiệm đầu tiên với hệ thống S-400 Triumf và đã kiểm nghiệm chính xác những thông tin quảng cáo.
[ẢNH] Kết quả
Theo một nguồn tin ngoại giao quân sự thì các cuộc bắn thử đã diễn ra nửa đầu tháng 12/2018. Quả tên lửa 48N6E được phóng lên đã bắn hạ mục tiêu đạn đạo di chuyển với vận tốc 3 km/s từ cự ly 250 km.
[ẢNH] Kết quả
Nguồn tin cũng này còn cho biết thêm rằng, các cuộc bắn thử được thực hiện trong điều kiện "kẻ địch giả định sử dụng nhiễu sóng mạnh thông qua các phương tiện tác chiến điện tử tinh vi".
[ẢNH] Kết quả
Kết quả bắn thử S-400 của Trung Quốc theo như tuyên bố của họ rõ ràng là rất ấn tượng, mặc dù vậy nó đã bị các chuyên gia quân sự chỉ ra những phi lý trong tuyên bố.
[ẢNH] Kết quả
Hiện nay tên lửa tầm xa nhất trang bị cho S-400 là 40N6 mới chỉ hoàn thành quá trình thử nghiệm, chuẩn bị sản xuất hàng loạt để cung cấp cho Quân đội Nga trong năm nay.
[ẢNH] Kết quả
Do vậy những quả đạn tên lửa đánh chặn mà Trung Quốc nhận được kèm theo tổ hợp S-400 chỉ có thể là loại 48N6E3 có tầm bắn 250 km, phù hợp với tuyên bố vừa qua của họ.
[ẢNH] Kết quả
Nhưng cần lưu ý rằng cự ly 250 km của tên lửa 48N6E3 chỉ đạt được trong điều kiện lý tưởng rất xa rời thực tế, đó là đạn bay một đường thẳng như kẻ chỉ không phải cơ động ở các dải độ cao và vận tốc khác nhau.
[ẢNH] Kết quả
Trong điều kiện thực tế, khi phải chống lại các mục tiêu bay phức tạp thì đa phần tên lửa chỉ được bắn ở cự ly tối đa là 60% tầm bắn mà thôi vì còn phải tính đến tiêu hao nhiên liệu trong quá trình cơ động.
[ẢNH] Kết quả
Ngoài ra, còn một yếu tố nữa cần quan tâm đó là tên lửa 48N6E3 có vận tốc tối đa 2,8 km/s, nó chậm hơn đáng kể so với tốc độ mục tiêu vừa bị bắn hạ là 3 km/s.
[ẢNH] Kết quả
Để có thể bắn hạ mục tiêu như vậy thì khả năng cao là đạn tên lửa diễn tập đã được lái thẳng vào vị trí của đạn đánh chặn 48N6E3 nhằm tăng xác suất bắn trúng.
[ẢNH] Kết quả
S-400 không phải là một tổ hợp tên lửa phòng không có khả năng đánh chặn bằng động năng như các hệ thống của Mỹ, bởi vậy thật khó tin với kết quả trên.
[ẢNH] Kết quả
Sẽ cần có thêm thời gian cũng như bằng chứng để xác định rõ hơn những gì đã diễn ra trong cuộc tập trận bắn đạn thật với hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Trung Quốc, tuy vậy không thể phủ nhận rằng đây vẫn là một vũ khí rất đáng gờm.
[ẢNH] Kết quả
[ẢNH] Kết quả
[ẢNH] Kết quả
[ẢNH] Kết quả
[ẢNH] Kết quả
[ẢNH] Kết quả
[ẢNH] Kết quả
[ẢNH] Kết quả
[ẢNH] Kết quả
[ẢNH] Kết quả
[ẢNH] Kết quả
[ẢNH] Kết quả
[ẢNH] Kết quả
[ẢNH] Kết quả
[ẢNH] Kết quả