[ẢNH] Hết sao chép từ Nga, Trung Quốc lại 'copy' trực thăng Mỹ

ANTD.VN - Trung Quốc bậc thầy sao chép vũ khí, thay vì bỏ công nghiên cứu, họ đã sao chép trái phép vũ khí các nước, trực thăng Z-20 là phiên bản sao chép từ S-70 của Mỹ. 
Quan hệ giữa Mỹ, phương Tây và Trung Quốc nồng ấm lên trong thập niên 1970-1980, cho đến sự kiện Thiên An Môn năm 1989, hợp tác quân sự giữa Bắc Kinh với các nướng phương Tây mới đổ vỡ.
Trong giai đoạn quan hệ nồng ấm, Trung Quốc đã mua được không ít khí tài hiện đại phương Tây, thậm chí Mỹ còn bán cho Trung Quốc tới 24 trực thăng S-70C-2, biến thể xuất khẩu của dòng trực thăng UH-60 Black Hawk biệt danh "diều hâu đen" của Mỹ.
Tuy ban đầu Trung Quốc đã mua trực thăng S-70C-2 là phiên bản dân dụng nhưng ngay lập tức khi nhận số lượng đủ, chúng lại được bàn giao cho quân đội Trung Quốc.
Độ cao bay của S-70C-2 gây ấn tượng sâu sắc cho các quan chức quân đội Trung Quốc, ngay lập tức nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc bước vào để mổ xẻ và tìm cách sao chép dòng trực thăng này.
Vốn là bậc thầy sao chép vũ khí, không khó để Trung Quốc tạo ra một bản copy với tên gọi Z-20.

Thậm chí Trung Quốc cũng học theo Mỹ khi phát triển Z-20 thành nhiều phiên bản khác nhau để phục vụ trong không quân nước này.

Thậm chí nước này còn đang ấp ủ một phiên bản tàng hình phát triển từ Z-20 tương tự như H-60 Stealth Hawk của Mỹ.

Dù chịu không ít chỉ trích từ các nước đặc biệt là Nga và Mỹ về việc đánh cắp công nghệ quốc phòng, nhưng dường như Trung Quốc vẫn tận dụng việc sao chép để rút ngắn giai đoạn, trong khi lại tận dụng được khoản tiền khổng lồ bỏ ra nghiên cứu.
Giới quan sát nhận định, việc sao chép vũ khí Mỹ có vẻ tốn thời gian và công sức hơn so với việc sao chép vũ khí Nga.
Nếu như chỉ cần vài năm, hoặc thập chỉ một thập niên là Trung Quốc có thể sao chép, thậm phí phiên bản sao chép còn có sức mạnh vượt bản gốc như trường hợp Su-27 của Nga, nhưng đến phiên bản Z-20 của Mỹ, Trung Quốc lại không may mắn đến thế.
Dù nhận được những chiếc S-70C-2 vào thập niên 1980, và Trung Quốc liền bắt tay vào việc sao chép dòng trực thăng nay, nhưng phải tới năm 2013 nguyên mẫu Z-20 mới cất cánh lần đầu tiên.
Và phải tận 6 năm sau chuyến bay đầu tiên, tức vào năm 2019 Z-20 mới chính thức đi vào trang bị trong không quân nước này.
Z-20 được xếp vào dòng trực thăng đa năng hạng trung do Công ty công nghiệp máy bay Cáp Nhĩ Tân, công ty con của Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc phụ trách sản xuất.
Z-20 có phi hành đoàn 2 người, sức nâng khoảng 1.000 kg hàng hóa trong thân và có thể chứa tối đa 15 quân nhân với trang bị đầy đủ.
Nếu tận dụng để treo bên ngoài, Z-20 có thể mang gần 4.000 kg hàng hóa hoặc vũ khí. Đây là con số khá đáng nể.
Z-20 có hình dáng bên ngoài gần như giống hệt S-70C-2 do Mỹ chế tạo với chiều dài khoảng 20m, chiều cao 5,3m.
Trọng lượng rỗng của trực thăng đạt khoảng 5.000 kg, torng khi trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 10.000 tấn.
Trực thăng được trang bị hai động cơ trục turbo WZ-10 với 2.682 mã lực mỗi chiếc.
Z-20 có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 360km/h, trong khi tốc độ hành trình đạt 290km/h. Phạm vi hoạt động chỉ 560km.
Cũng tương tự như trực thăng UH-60 Mỹ, Z-20 cũng có thể đạt được trần bay khoảng 6.000m với tốc độ leo cao 7,1m/s.

Ngoài phiên bản dành cho không vận chỉ được trang bị súng máy hạng nhẹ, Z-20 cũng có phiên bản tấn công hạng nhẹ với việc lắp thêm cánh để treo tên lửa chống tăng.

Ngoài phục vụ trong lục quân, hải quân Trung Quốc cũng sẽ tiếp nhận một phiên bản dành cho lực lượng này để trang bị trên các tàu chiến.

Nhận thấy ưu điểm của phiên bản Z-20, Trung Quốc còn đang lên kế hoạch để thay thế chúng cho dòng trực thăng Mi-8 mua từ Nga.