[ẢNH] "Hãy gìn giữ nước Nga", ông Putin đã làm và còn thực hiện nhiều hơn thế

ANTD.VN - Nga hiện nay đang từng bước lấy lại vị trí siêu cường của Liên Xô ngày nào. Họ không những mạnh về quân sự mà còn đang khôi phục về kinh tế, lấy lại vị thế trước Mỹ và phương Tây. Tất cả đều nằm phần lớn đóng góp của Tổng thống Vladimir Putin.
[ẢNH]
Ngày cuối cùng của năm 1999, khi Tổng thống đầu tiên của nga là Boris Yeltsin xin từ chức và chuyển giao quyền lực vào tay Thủ tướng Vladimir Putin, ông nói: "Hãy gìn giữ nước Nga". Lãnh nhận trọng trách cùng lời ủy thác, ông Putin không những đã làm mà còn thực hiện nhiều hơn cả như thế.
[ẢNH]
Trên bình diện quốc tế, Nga âm thầm trỗi dậy nhằm khôi phục địa vị siêu cường. Trong nước, tỷ lệ ủng hộ của người dân với Tổng thống Putin luôn ở mức cao.
[ẢNH]
Kể từ năm 1999, ông Putin đã là động lực cho nước Nga khi trải qua hai nhiệm kỳ Tổng thống trước khi trở thành Thủ tướng và trở lại chức vụ Tổng thống năm 2012.
[ẢNH]
Từ khi ông Putin lên nắm quyền, thu nhập thực tế ở Nga đã tăng lên 2,5 lần, tổng GDP tăng 72%, nâng Nga trở thành một trong các cường quốc mạnh nhất trên thế giới. Hình ảnh Tổng thống Putin trong lễ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 7-5-2000, phía sau là cựu Tổng thống Yeltsin.
[ẢNH]
Bên cạnh vẻ lạnh lùng và cứng rắn nhưng cũng rất nhuần nhuyễn của một nguyên thủ dày dạn kinh nghiệm chính trường, Tổng thống Putin cũng được cho là khá hòa đồng khi xây dựng hình tượng một vị tổng thống gần gũi với người dân Nga.
[ẢNH]
Sự xuất hiện và nhanh chóng thăng tiến của ông Putin trên chính trường gây nhiều bất ngờ cho giới quan sát. Nhưng chỉ sau thời gian ngắn nhậm chức, Tổng tự lệnh nước Nga đã chứng minh cho cả thế giới thấy khả năng “chèo lái” con thuyền nước Nga với những thành tựu rực rỡ. Ngoài tăng trưởng về kinh tế, sức mạnh quân sự của Nga cũng khôi phục rõ rệt.
[ẢNH]
Qua cuộc chiến tại Syria, không ai có thể nghi ngờ về năng lực tác chiến của quân đội Nga. Họ đã chính thức vứt bỏ bóng dáng của quân đội Liên Xô hùng mạnh để sánh ngang hàng với Mỹ.
[ẢNH]
Nếu dưới thời Tổng thống Yeltsin, quân đội Nga được thừa hưởng số lượng khí tài hùng hậu, tuy nhiên do thiếu thốn tài chính hàng ngàn loại vũ khí đã bị vứt bỏ, tinh thần chiến đấu rệu rã và bị tổn hại nặng nề trong cuộc chiến tại Chechnya.
[ẢNH]
Chính Tổng thống Putin đã vạch ra đường đi cho nước Nga. Trên bình diện quốc tế, Nga âm thầm trỗi dậy nhằm khôi phục địa vị siêu cường, đối trọng với nước Mỹ muốn xác lập trật tự thế giới một cực do Mỹ lãnh đạo.
[ẢNH]
Trong nước, dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn vì phải đối mặt với lệnh cấm vận từ phương Tây, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Putin vẫn ở mức cao kỷ lục: 81% vào cuối năm 2017 theo đánh giá của Quỹ Dư luận xã hội (FOM).
[ẢNH]
Trong 18 năm chèo lái đất nước, ông Putin đã có vô số thay đổi khiến nước Nga và thế giới phải chuyển mình. Tiếng nói và sức mạnh quân sự của Nga đã không còn là những điều viển vông.
[ẢNH]
Ông Putin dành nhiệm kỳ đầu tiên cho mục tiêu cải cách kinh tế, giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan tới chính sách thuế, ngân hàng và lương hưu. Một trong những thách thức của ông Putin trong thời kỳ này là vấn đề Chechnya ly khai tuy nhiên sau đó ông cũng giải quyết ổn thỏa.
[ẢNH]
Ông Putin buộc rời khỏi ghế Tổng thống vào năm 2008 và tiếp nhận vị trí Thủ tướng vì Hiến pháp Nga không cho phép một Tổng thống được giữ nhiều hơn 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
[ẢNH]
Trong 4 năm nắm giữ chức vụ Thủ tướng, ông Putin lại tiếp tục “chèo lái” nước Nga vượt qua hậu quả tồi tệ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
[ẢNH]
Trong nhiệm kỳ thứ 3 khi nền kinh tế đã dần hồi phục và tăng trưởng, ông Putin cùng Nga đã lên tiếng trước những vấn đề thế giới, bày tỏ sự ủng hộ những điều Nga cho là đúng và cần thực hiện.
[ẢNH]
Điều này trở nên đặc biệt vào năm 2014 khi Nga đã tiếp nhận bán đảo Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý của vùng lãnh thổ này.
[ẢNH]
Tuy quyết định này được cho là đã khiến quan hệ giữa Nga và phương Tây rạn nứt nhưng Nga vẫn khẳng định quyết tâm tôn trọng giá trị của nền dân chủ và người dân Crimea.
[ẢNH]
Vào năm 2015, Nga chính thức tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông sau khi Tổng thống Syria Bashar Assad đề xuất Moscow giúp đỡ. Vào cuối năm 2017, sau 2 năm tham chiến, ông Putin khẳng định lực lượng Nga đã hỗ trợ quân đội Syria quét sạch bóng đen khủng bố IS trên khắp lãnh thổ Syria.
[ẢNH]
Báo chí Phương Tây đã khẳng định chiến dịch Syria là thắng lợi không thể chối bỏ của Nga và xây dựng hình ảnh của nền quốc phòng Nga, cũng như nâng cao vị thế của Moscow tại khu vực Trung Đông.
[ẢNH]
Hiện nay Nga vẫn tiếp tục duy trì một lực lượng hùng hậu tại chiến trường Syria, bảo vệ chính phủ của Tổng thống Assad, cũng như tiếp tục ghi dấu ấn của Nga tại vùng Trung Đông nóng bỏng này.
[ẢNH]
Rõ ràng sự hiện diện của Nga đã tạo ra thế trận với chỗ đứng tiếp tục dành cho Tổng thống Assad, người mà phương Tây đều nhất loạt muốn loại bỏ.
[ẢNH]
Có lẽ chính phương Tây cũng không ngờ rằng Tổng thống Putin lại rất mạnh mẽ cương quyết trong các chiến dịch tại Syria.
[ẢNH]
Đây cũng là cuộc chiến lần đầu tiên của Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ họ được phô diễn toàn bộ sức mạnh.
[ẢNH]
Dưới thời Tổng thống Putin, ngành công nghiệp quốc phòng Nga có bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ.
[ẢNH]
Tuy vẫn chưa thể bằng Liên Xô ngày nào, nhưng giờ đây một số vũ khí của Nga chế tạo còn hơn hẳn đối thủ đến từ phương Tây.
[ẢNH]
Trước cuộc chiến tại Syria xảy ra, một số chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, ngoài vũ khí hạt nhân thì Nga "không có cửa" để so đo vũ khí thông thường với phương Tây.
[ẢNH]
Chính chiến trường Syria, nơi các loại vũ khí mạnh như S-400, Pantsir-S1, T-90A, Ka-52 hay Kalibr... đã khiến phương Tây buộc phải nhìn nhận lại. Công bằng mà nói sẽ không thể có điều này nếu thiếu đi vai trò lãnh đạo của Tổng thống Putin. Trong hình là Tổng thống duy nhất của Liên Xô Mikhail Gorbachev, Tổng thống Nga đầu tiên Boris Yeltsin và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin.
[ẢNH]
Rất nhiều thuộc cấp của ông Putin nhận xét ông là một người có khả năng làm việc và quản lý thời gian thông minh.
[ẢNH]
Dù lịch làm việc bận rộn và phải xử lý nhiều vấn đề quan trọng nhưng ông vẫn dành thời gian để luyện tập thể thao.
[ẢNH]
Tổng thống Putin trong một trận đấu bóng.
[ẢNH]
Theo phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov, ông Putin có khả năng cân bằng đáng kinh ngạc trong công việc và vận động. Ông thường kết thúc ngày làm việc vào sáng sớm và tập luyện các môn thể thao từ bơi lội và tập gym.
[ẢNH]
Vào những năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ và Nga đã thiết lập một mối quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa kiềm chế, vừa chống nhau quyết liệt, kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
[ẢNH]
Tầm nhìn trong các chính sách ngoại giao của ông Putin là cùng với Trung Quốc trở thành các cực đối lập với phương Tây, cân bằng về mặt quân sự và chính trị với Mỹ.
[ẢNH]
Trong những năm gần đây, nhà lãnh đạo nước Nga đã chuyển hướng hợp tác về kinh tế và quân sự với các nước châu Á, nơi những nền kinh tế đang tăng trưởng khao khát nguồn năng lượng từ Nga.
[ẢNH]
Từ khi đắc cử tổng thống vào năm 2000, ông Putin đã từ bỏ chính sách đối ngoại phiến diện nghiêng hẳn về phương Tây dù trước đó ông từng có ý định gia nhập liên minh Châu Âu cũng như tham gia sâu vào các tổ chức của phương Tây.
[ẢNH]
Các nước châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, đã nằm trong danh sách ưu tiên về chiến lược đối ngoại của Nga trong nhiệm kỳ đầu của ông Putin.
[ẢNH]
Hình ảnh Tổng thống Putin bắt tay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga - ASEAN được tổ chức tại thành phố Sochi, Nga năm 2016.
[ẢNH]
Năm 2014, Nga và Trung Quốc đạt thỏa thuận mua bán khí đốt tự nhiên trong vòng 30 năm trị giá hơn 400 tỷ USD. Sau khi mối quan hệ với phương Tây căng thẳng vì khủng hoảng Ukraine, Nga tập trung vào việc khai thác thị trường Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế.
[ẢNH]
Sự nhanh nhạy nắm bắt tình hình thực tế để đưa ra quyết sách phù hợp đã tránh được đòn kinh tế giáng thẳng vào Nga của phương Tây với hy vọng buộc Nga phải quỵ ngã.
[ẢNH]
Dưới thời cựu Tổng thống Yeltsin, Nga theo đuổi chính sách miễn cưỡng hợp tác với NATO. Tuy nhiên điều này đã thay đổi khi Tổng thống Putin lên nắm quyền.
[ẢNH]
Trong bài phỏng vấn đầu tiên với tờ BBC, ông Putin đã nhấn mạnh rằng sự bành trướng về phía đông của NATO là một mối đe dọa đối với nước Nga. Thời điểm hiện tại, Nga đã có đủ năng lực quân sự để đối đầu với thế lực này.
[ẢNH]
Trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của mình, ông Putin đã cải cách mạnh mẽ bộ máy quân sự.
[ẢNH]
Năm 2015, nước Nga chi 81 tỷ USD cho hệ thống phòng ngự quân đội, chiếm nhiều phần trăm tỷ trọng GDP của quốc gia hơn cả Mỹ.
[ẢNH]
Không những nâng cao về vị thế kinh tế quân sự, ông Putin còn giúp Nga nâng cao vị thế tại các kỳ thể thao lớn. Thế vận hội Mùa đông 2014 được tổ chức tại thành phố Sochi là một thắng lợi của cá nhân Tổng thống Putin, người đã quyết liệt vận động để nước Nga giành được quyền đăng cai tổ chức sự kiện này.
[ẢNH]
Đây cũng đồng thời là thắng lợi của nước Nga khi đội tuyển quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng huy chương với tổng cộng 33 chiếc, trong đó có 13 HCV. Ngoài ra, cũng không xảy ra bất kỳ lỗ hổng an ninh hay tình trạng tổ chức yếu kém nào.
[ẢNH]
Bằng sự quyết liệt, ông Putin và người dân Nga cũng đã giành được quyền đăng cai World Cup 2018. Giải bóng đá lớn nhất hành tinh 4 năm tổ chức một lần.
[ẢNH]
Bộ mặt nước Nga dưới thời Putin đã thay đổi toàn diện. Trước khi ông nắm quyền, GDP quy đổi theo sức mua tương đương bình quân đầu người của Nga là 9.889 USD.
[ẢNH]
Đến năm 2017, chỉ số này đã tăng gần gấp ba, lên đến 28.000 USD, cao nhất trong số Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Đất nước xếp thứ hai là Trung Quốc chỉ đạt 16.624 USD.
[ẢNH]
Chỉ số sức mua tương đương phản ánh mức sinh sống và tỷ lệ lạm phát của một quốc gia so sánh với các quốc gia khác. Vào năm 1999, nền kinh tế Nga quy đổi theo sức mua tương đương chỉ đáng giá 620 tỷ USD.
[ẢNH]
Đến nay, con số này đã là 4.000 tỷ USD, biến nước Nga trở thành quốc gia có nền kinh tế theo sức mua tương đương lớn thứ 6 trên thế giới, theo Russia Today.
[ẢNH]
Trong suốt 18 năm cầm quyền của ông Putin, tỷ lệ lạm phát đã giảm từ 36,5% còn 2,5% vào cuối năm 2017.
[ẢNH]
Tài sản quốc dân tăng gấp 24 lần, đến 1.430 tỷ USD. Thị trường cổ phiếu tăng 15 lần, đến 621 tỷ USD.
[ẢNH]
[ẢNH]
Khi ông Putin được bầu làm tổng thống vào năm 2000, nợ công của nước Nga bằng 92,1% sản lượng đầu ra của nền kinh tế. 18 năm sau, con số này giảm xuống chỉ còn 17,4%.
[ẢNH]
Nợ giảm và tài sản quốc dân tăng đã giúp nền kinh tế Nga vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 và sự thụt giảm tăng trưởng trong giai đoạn 2014 - 2016 do giá dầu giảm và chịu tác động của lệnh trừng phạt từ phương Tây.
[ẢNH]
Trước thời Putin, Nga là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa dân số và tăng trưởng dân số đáng quan ngại.
[ẢNH]
Tuy nhiên, tốc độ sụt giảm dân số đang dần được cải thiện. Theo Cục Thống kê Liên bang Nga, dân số của Nga năm 2015 là 146 triệu người, tăng 4 triệu người so với năm 2008.
[ẢNH]
Khó có thể phủ nhận, ông Putin là một nhân cách thú vị trong chính trường thế giới.
[ẢNH]
Ông là người có cuộc sống ngăn nắp, gọn gàng và kỷ luật, thường được miêu tả là một người đàn ông hành động nhiều hơn lời nói.
[ẢNH]
Ông còn thể hiện qua sự nam tính khắc họa bởi hình ảnh một vị tổng thống ngực trần, cưỡi ngựa, đấu vật với hổ.
[ẢNH]
Trong suốt 18 năm lãnh đạo, những điều mà ông Putin đã làm được cho nước Nga là không thể chối cãi. Tỷ lệ ủng hộ cao kỷ lục của người dân là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này.
[ẢNH]
Trong nhiệm kỳ 6 năm tiếp theo, nước Nga mong chờ ông có những chính sách cải cách kinh tế để nâng cao hơn nữa đời sống của người dân, cùng với đó là việc đưa vị thế đất nước lên một tầm cao mớ
[ẢNH]
Cuộc chiến tại Syria vốn nâng cao vị thế quân đội Nga nhưng nó cũng đang khiến nước này có nguy cơ đối mặt với sự sa lầy.
[ẢNH]
Điều này buộc ông Putin phải có những quyết sách mạnh mẽ và đúng đắn hơn nữa.
[ẢNH]
Giới quan sát cho rằng rất có thể sau khi tái cử ông Putin sẽ tái triển khai lực lượng mạnh mẽ hơn để dứt điểm toàn bộ các nhóm phiến binh thánh chiến cũng như ép buộc các nhóm đối lập ngồi vào bàn hòa đàm.
[ẢNH]
Putin, một vị Tổng thống mạnh mẽ quyền lực đã đưa nước Nga từ chỗ rệu rã để trỗi dậy thành một siêu cường kế vị chỗ đứng của Liên Xô. Điều này chứng tỏ ông Putin đã làm và còn thực hiện hơn cả điều mà ông cựu Tổng thống Yeltsin đã ủy thác 'Hãy gìn giữ nước Nga".
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]