[ẢNH] F-16D gục trước MiG-21, gáo nước lạnh dội thẳng, 21 tỷ đô vuột khỏi tay Mỹ?

ANTD.VN - Nếu thực sự tiêm kích MiG-21 Bison bắn cháy tiêm kích F-16D Block 52 Plus của Pakistan thì đây sẽ là tín hiệu đáng buồn cho phía Mỹ khi nước này đang chào bán tiêm kích F-21 (F-16 nâng cấp) cho Ấn Độ.

Hiện không quân Pakistan đang có trong tay 72 chiếc máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ, trong số này có tới 18 chiếc F-16C/D Block 52 Plus, đây được đánh giá là loại tiêm kích cực mạnh đủ sức đối đầu với Su-30MKI.

Những chiếc F-16C/D Block 52 Plus được Pakistan chính thức đưa vào biên chế năm 2010.

Phiên bản D khác biệt với chỗ ngồi dành cho hai phi công. 

Giới chuyên gia quân sự cho rằng, chiến đấu cơ có hai phi công điều khiển sẽ nâng cao đáng kể hiệu quả chiến đấu.

Phân việc sẽ được chia ra, phi công điều khiển chịu trách nhiệm truy kích tiêm kích đối phương, trong khi phi công còn lại sẽ lo nhiệm vụ điều khiển vũ khí.

Trên các chiến đấu cơ hai chỗ ngồi do Mỹ sản xuất còn tích hợp chế độ điều khiển cho cả phi công ngồi trước lẫn sau.

Trong một số trường hợp đặc biệt, phi công điều khiển vũ khí vẫn có khả năng điều khiển cả máy bay.

Điểm dễ nhận thấy nhất của phiên bản Block 52 Plus là nó được tích hợp  bình xăng vào thân.

Việc thêm các thùng dầu phụ này giúp gia tăng đáng kể bán kính chiến đấu.

Khi không cần thiết chúng hoàn toàn có thể gỡ ra.

Dù vậy phía nhà sàn xuất vũ khí đã khéo léo thiết kế để dù có gắn thêm thùng dầu phụ bên hông máy bay vẫn không làm giảm tính năng khí động học.

Rõ ràng xét về tính năng thì F-16C/D có thể đối đầu sòng phẳng với Su-30MKI của Ấn Độ.

F-16D Block 52 được trang bị radar AN/APG-68 (V5) có chế độ tự động phát hiện và bám bắt, tầm trinh sát tối đa lên tới 296 km đối với máy bay cỡ lớn hoặc 105 km đối với tiêm kích có diện tích phản xạ radar (RCS) 5m2, theo dõi được 10 mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt 6 mục tiêu cùng lúc.

Mặt khác RCS của F-16D chỉ vào khoảng 2m2, F-16 chiếm giữ rất nhiều lợi thế khi có thể thấy trước và bắn trước nếu đối đầu trực diện với dòng Su-30MKI có RCS vào khoảng 12 - 14 m2.

Động cơ F100-PW-229 của F-16D Block 52 ít tạo ra nguồn nhiệt so với 2 động cơ lớn của chiếc Su-30MKI, về nguyên lý chúng sẽ ít bị tên lửa tiềm nhiệt đánh trúng hơn.

Khả năng mang tải trọng vũ khí của F-16C/D vào khoảng gần 8 tấn, tức gần tương đương với dòng Su-30/35 của Nga vốn chỉ có khả năng mang 8 tấn dù là máy bay hạng nặng.

Những chiếc F-16C/D cực kỳ nhanh nhẹn và có thể làm đa nhiệm vụ, từ tấn công trên không, mặt đất đến cả trên biển.

Máy bay được vũ trang pháo M61A1 6 nòng 20 mm bố trí phía bên trái buồng lái. F-16C/D có 9 điểm treo vũ khí dưới cánh có thể mang tên lửa không đối không, đối đất, đối hải, bom thông thường, bom thông minh.

Việc "ông già gân" MiG-21 Bison được xác nhận đã bắn hạ tiêm kích F-16D Pakistan trong cuộc không chiến giữa 2 quốc gia Nam Á vừa xảy ra, được coi là cú đánh chí mạng vào tham vọng của hãng chế tạo máy bay hàng đầu thế giới.

"MiG-21 không chỉ bắn hạ F-16 của Không quân Pakistan mà còn tung cú đánh chí mạng vào 2 ông lớn Lockheed Martin và Tata Advanced Systems. Họ nên quên khẩn trương bất cứ hợp đồng nào trong tương lai với Không quân Ấn Độ", học giả Syed Mohd Murtaza thuộc Viện nghiên cứu Quốc tế ở Jamia Millia Islamia bình luận.

Phó thống chế Không quân Manmohan Bahadur, một cựu phi công quân sự và hiện là Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu sức mạnh Không quân (CAPS) đã bình luận về chiến tích này và nhận định đây là lần đầu tiên một tiêm kích thế hệ 2 bắn hạ một loại tiêm kích hiện đại thế hệ 4+ được trang bị vũ khí và hệ thống điện tử hàng không tối tân hơn.

"Thật tuyệt vời. Lần đầu tiên trên thế giới, MiG-21 đã bắn hạ 1 tiêm kích F-16. Không quân Ấn Độ đã làm rất tốt", Manmohan Bahadur viết trên Tweet, và nói thêm "Sẽ có ai đó hỏi tôi - nếu một MiG-21 bắn hạ F-16, điều gì sẽ xảy ra đối với siêu hợp đồng cung cấp 114 máy bay mới cho Không quân Ấn Độ?"

Lockheed Martin đã thể hiện tham vọng ở Ấn Độ vào hồi đầu tháng này tại Triển lãm AeroIndia khi họ hé lộ mấu tiêm kích F-21 (ảnh), một biến thể cải tiến của dòng chiến đấu cơ F-16 Block 70

"Tôi nghĩ rằng sự việc trên sẽ là một tác động tiêu cực tới triển vòng của F-21 (ảnh) trong gói thầu cùng cáp 114 chiến đấu cơ. Các hệ thống vũ khí hiện tại của Nga đang tỏ ra hiệu quả và đáng giá hơn nhiều so với các đối thủ phương Tây", Vijainder K Thakur, một chỉ huy phi đội của Không quân Ấn Độ và là nhà phân tích quốc phòng chia sẻ vởi Sputnik.

Tuy thế cũng không ít chuyên gia cho rằng việc MiG-21 Bison bắn hạ F-16D vẫn còn nhiều điều quá mơ hồ. Phía Ấn Độ chỉ đưa thông tin một phía và chưa có bằng chứng xác thực.

Hoặc cũng có thể họ chỉ bắn hạ phiên bản F-16B cũng do hai phi công điều khiển thay vì phiên bản F-16D. Cuộc chiến truyền thông công bố chiến ông có vẻ vẫn nghiên về phía Pakistan do họ bắt được phi công và công bố hình ảnh xác máy bay MiG-21 Bison và trực thăng Mi-17 bị bắn hạ.