[ẢNH] F-15 Mỹ trong tay Israel như 'hổ thêm mọc cánh', khiến Syria, Iran lo lắng

ANTD.VN - Cuộc tấn công ngoạn mục của tiêm kích F-15I Israel nhằm vào các mục tiêu quân sự Iran tại Syria đã cho thấy sức mạnh đặc biệt của loại chiến đấu cơ xuất xứ từ Mỹ này.  

F-15 là tiêm kích thế hệ thứ 4 thành công nhất của Mỹ. Chúng được biệt danh là "Đại bàng bất bại" khi đánh "trăm trận trăm thắng", chưa từng bị máy bay đối phương bắn hạ. Giờ đây F-15 trong tay Israel càng thêm đáng sợ, làm Nga, Syria và Iran không khỏi lo lắng.

Cuộc tấn công bất ngờ của không quân Israel vào các căn cứ quân sự Iran tại Syria rạng sáng ngày 30-4 vừa qua đã gây bất ngờ cho giới quan sát. 

Các mục tiêu bị tấn công bao gồm: một căn cứ thuộc Lữ đoàn số 47 ở phía Nam Hama, một cơ sở quân sự ở Tây Bắc Hama và 1 địa điểm ở phía Bắc sân bay quốc tế Aleppo.

Những mảnh vỡ tại hiện trường cho thấy không quân Israel đã dùng siêu bom thông minh GBU-39B. 

Hình ảnh mảnh vỡ được xác định là siêu bom thông minh GBU-39B.

Hình ảnh bom thông minh GBU-39B sau khi được thả từ máy bay chiến đấu.

Nó nhanh chóng hủy diệt mục tiêu

Do tầm hoạt động của bom GBU-39B chỉ hơn 100km nên các ý kiến cho rằng có thể Israel đã phải dùng tiêm kích F-35I vượt qua hệ thống phòng không Syria để tiến hành vụ không kích.

Tuy nhiên, phía Mỹ sau đó cho biết, vụ không kích được thực hiện bởi tiêm kích F-15I (phiên bản F-15E của Mỹ dành cho Israel).

Kênh truyền hình NBC ngày 1-5 dẫn lời 3 quan chức Mỹ đề nghị giấu tên cho biết: "Vụ tấn công vào một căn cứ quân sự của Syria ở Hama hôm Chủ nhật (29-4) vừa qua là do các máy bay F-15I của không quân Israel thực hiện". 

Hình ảnh tiêm kích F-15I và phi công điều khiển của không quân Israel.             

Tiêm kích F-15I của không quân Israel với màu sơn rằn ri sa mạc đặc trưng.

Việc dùng F-15I vượt qua lưới lửa phòng không Syria để tấn công cho thấy trình độ tác chiến đỉnh cao của không quân Israel. 

F-15I vốn mạnh mẽ nhưng trong tay người Israel chúng lại càng đáng sợ gấp bội.

Hình ảnh máy bay F-15I của Israel bắn pháo sáng tránh tên lửa đối phương và tiêu diệt mục tiêu.

F-15I (biệt danh Thần sấm trong tiếng Do thái) chính là phiên bản cường kích tấn công mặt đất F-15E được Mỹ thiết kế dành riêng cho Israel. 

Nhằm thuận tiện cho tấn công ban đêm, F-15I ban đầu được gắn hệ thống điều khiển độ cao và nhắm bắn mục tiêu vào ban đêm được thiết kế riêng cho F-16I của Israel. 

Hệ thống này có tính năng kém hơn các hệ thống tương tự trang bị trên F-15E của Mỹ, do phía Washington lo ngại bán nhiều vũ khí hiện đại cho Israel có thể làm gia tăng căng thẳng tại Trung Đông.

Do đó đến khi Mỹ cho phép Israel mua hệ thống điều khiển độ cao và ngắm bắn mục tiêu của F-15E, họ đã tận dụng cơ hội khi mua 30 bộ để hoàn chỉnh tính năng bay đêm, tăng sức mạnh của F-15I.

Sau cải tiến này F-15I có tính năng chiến đấu gần như tương đương với phiên bản nội địa F-15E. 

Khác biệt cuối cùng là F-15I không có hệ thống cảnh báo radar mạnh mẽ gắn sẵn như F-15E.

Hệ thống điện tử thiếu sót của F-15I được thay bằng hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp Elisra SPS-2110 của Israel. Sau nhiều lần cải tiến, hệ thống này đã đạt được trình độ tác chiến ngang bằng thậm chí nhỉnh hơn cả phiên bản của Mỹ.

Hệ thống này bao gồm một máy tính trung tâm và hệ thống GPS/INS gắn sẵn được kết nối. Tất cả các cảm biến của máy bay có thể liên kết với hệ thống DASH, cho phép cả 2 thành viên đội bay có được một cơ chế bắt mục tiêu hiệu quả mà ngay cả F-15E cũng không có. 

Các hệ thống tiên tiến của F-15I bao gồm radar APG-70 với khả năng lập bản đồ địa hình. 

Hình ảnh rõ nét do APG-70 cung cấp, bất chấp điều kiện địa hình và thời tiết, cho phép phát hiện mục tiêu khó tìm - như các đơn vị tên lửa, xe tăng và lô cốt - ngay cả trong những điều kiện bất lợi như sương mù, mưa to hay những đêm không trăng.

F-15I thường được Israel sử dụng trong những cuộc tấn công vào Syria mang lại hiệu quả thực chiến rất cao.

Năng lực tác chiến của không quân Israel với F-15I đã góp phần vào danh tiếng của dòng chiến đấu cơ F-15 huyền thoại của Mỹ.

Tuy ra đời đã lâu nhưng cho đến nay chúng vẫn là tiêm kích thế hệ thứ 4 có sức mạnh cũng như kinh nghiệm chiến đấu dày dặn nhất thế giới.

F-15 đời vào đầu thập niên 1970 và được biên chế chính thức vào năm 1974, hiện đã có tới hàng ngàn chiếc với các phiên bản được chế tạo và sử dụng trong không quân hàng chục quốc gia trên thế giới.

F-15 có chiều dài 19,4m, sải cánh 13m, chiều cao 5,6m, trọng lượng rỗng 14 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 30,8 tấn. Phiên bản F-15E có trọng tải cất cánh tối đa lên tới 36,5 tấn.

F-15 có khả năng mang 7,3 tấn vũ khí, phiên bản F-15E cải tiến sau này còn có thể mang tới 10,5 tấn vũ khí biến chúng thành tiêm kích thế hệ thứ 4 có tải trọng lớn nhất trên thế giới vượt xa Su-35S của Nga vốn chỉ có 8 tấn vũ khí.

Để cơ động, máy bay được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney F100-100-229 cánh quạt tăng áp có lực đẩy khô 80 kN, khi đốt lần 2 lên tới 131kN.

Động cơ cực khỏe giúp chiến đấu cơ này có có thể bay với vận tốc Mach 2,5 tức 3.018km/h, nhanh hơn cả các chiến đấu cơ Su-27/30/35 của Nga.

Radar trên chiến đấu cơ này cho phép phát hiện đa mục tiêu từ khoảng cách lên tới hàng trăm cây số và tiêu diệt đồng thời 6 mục tiêu trong số chúng.

Ngoài một khẩu pháo 20mm, F-15 còn có thể mang theo các loại tên lửa và bom thông minh để tiêu diệt đối phương.

Mỹ nhận thấy nhiều tính năng vẫn còn chưa khai thác hết, họ đã lên kế hoạch hiện đại hóa loại tiêm kích này và dự định sẽ sử dụng trong nhiều năm nữa. 

Chiến đấu cơ F-22 nổi tiếng cũng được phát triển từ loại tiêm kích bất khả chiến bại F- 15 này.