[ẢNH] Đối thủ "giật mình" khi Mỹ thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm tàng hình tầm xa?

ANTD.VN - Sau khi thử nghiệm từ nền tảng máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B Lancer, tên lửa hành trình chống hạm tàng hình tầm xa LRASM vừa được tiêm kích hạm F/A-18 phóng thành công, đánh dấu bước phát triển mới của vũ khí này.
[ẢNH] Đối thủ
Theo thông báo của hải quân Mỹ, vụ phóng thử tên lửa hành trình chống hạm tàng hình tầm xa LRASM từ tiêm kích hạm F/A-18E Super Hornet đã thu về kết quả tốt.
[ẢNH] Đối thủ
Tên lửa đã đánh trúng mục tiêu từ cự ly lý tưởng, trong quá trình bay, mọi đặc tính kỹ chiến thuật của vũ khí này đều được đảm bảo, cho thấy nó đã sẵn sàng trực chiến.
[ẢNH] Đối thủ
Đây được xem là dấu mốc cực kỳ quan trọng giúp cho hải quân Mỹ lấy lại ưu thế trước các đối thủ trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến trên biển.
[ẢNH] Đối thủ
Tên lửa hành trình chống hạm tầm xa AGM-158C LRASM là một phiên bản sửa đổi của tên lửa không đối đất tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM nổi tiếng.
[ẢNH] Đối thủ
LRASM là viết tắt của Long Range Anti Ship Missile (Tên lửa chống hạm tầm xa). Dự án này được phát triển nhằm tạo ra loại vũ khí lấp chỗ trống của tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon đã cao tuổi.
[ẢNH] Đối thủ
Các loại vũ khí chống hạm tiên tiến đã bị Mỹ bỏ quên từ sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, nhưng sự trỗi dậy của hải quân Nga và Trung Quốc khiến Lầu Năm góc không thể ngồi yên.
[ẢNH] Đối thủ
Quy trình phóng tên lửa AGM-158C như sau, đầu tiên các tàu chiến, máy bay mang đạn sẽ xử lý thông tin từ phương tiện trinh sát, khóa mục tiêu và khai hỏa tên lửa LRASM.
[ẢNH] Đối thủ
Tên lửa LRASM được trang bị đầu dò đa năng, đường truyền dữ liệu tiên tiến. Sau khi rời khỏi bệ phóng, nó sẽ nhận thông tin mục tiêu từ phương tiện phóng, sau đó tiếp tục cập nhật về mục tiêu qua kết nối với vệ tinh.
[ẢNH] Đối thủ
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết LRAMS có tầm bắn trên 370 km, trong khi các chuyên gia ước tính con số này có thể đạt 560 km, thậm chí còn có thể vươn tới con số 1.000 km tương đương JASSM-ER.
[ẢNH] Đối thủ
Điểm đặc biệt của vũ khí này là nó được tích hợp trí thông minh nhân tạo, khi tiến vào khu vực gần mục tiêu, nơi tín hiệu liên lạc vệ tinh bị gây nhiễu hoặc gián đoạn, tên lửa sẽ bay theo lộ trình được vạch sẵn.
[ẢNH] Đối thủ
Các cảm biến trên tên lửa sẽ xác định những khu vực bị đe dọa bởi vũ khí phòng không của đối phương, sau đó tự điều chỉnh hướng bay để vòng qua khu vực này.
[ẢNH] Đối thủ
Khi bước vào giai đoạn công kích, tên lửa LRASM sẽ nhanh chóng hạ độ cao xuống sát mặt biển để tránh bị hệ thống radar trên tàu chiến đối phương phát hiện.
[ẢNH] Đối thủ
Các hệ thống cảm biến trên tên lửa LRASM sẽ liên tục rà quét các vị trí trang bị vũ khí phòng không trên mục tiêu để gia tăng khả năng sống sót của nó.
[ẢNH] Đối thủ
Đầu nổ xuyên - phá mảnh nặng 450 kg của LRASM đủ sức tiêu diệt nhiều loại tàu chiến khác nhau. Ước tính chỉ cần 2 quả để đánh chìm 1 khu trục hạm cỡ Sovremenny hoặc tuần dương hạm Slava.
[ẢNH] Đối thủ
Ngoài nền tảng phóng từ trên không, tên lửa LRASM sẽ có cả biến thể triển khai từ bệ phóng thẳng đứng Mk 41 trên các khu trục hạm và tuần dương hạm của hải quân Mỹ.
[ẢNH] Đối thủ
[ẢNH] Đối thủ
[ẢNH] Đối thủ
[ẢNH] Đối thủ
[ẢNH] Đối thủ
[ẢNH] Đối thủ
[ẢNH] Đối thủ
[ẢNH] Đối thủ
[ẢNH] Đối thủ
[ẢNH] Đối thủ
[ẢNH] Đối thủ
[ẢNH] Đối thủ
[ẢNH] Đối thủ
[ẢNH] Đối thủ
[ẢNH] Đối thủ