[ẢNH] "Bóng ma điện tử bầu trời" Mỹ từng làm tê liệt mạng lưới điện tử Iraq đã nổ tung động cơ tại Australia

ANTD.VN -  Chỉ vài chiếc EA-18G hoạt động là có thể vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống điện tử của đối phương, thậm chí điện thoại cũng bị phá sóng không thể hoạt động. Đây được coi là loại chiến đấu cơ tác chiến điện tử mạnh nhất thế giới. 

EA-18G Growler do hãng Boeing chế tạo, là máy bay tác chiến điện tử chủ lực của Mỹ hiện nay. Khả năng tác chiến điện tử của EA-18G Growler rất mạnh và đa dạng, vừa triệt phá hoạt động các đài radar của đối phương, sau đó có thể tiêu diệt các đài radar này bằng tên lửa.

Thực chiến tại chiến trường Iraq và Lybia cho thấy, sức mạnh của những chiếc EA-18G còn hơn cả sự mong đợi khi chỉ cần một vài chiếc là có thể vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống điện tử của đối phương, thậm chí nó còn phá được cả sóng điện thoại khiến việc liên lạc hoàn toàn tê liệt.

EA-18G Growler có chung hơn 90% thiết kế của Super Hornet. Thiết bị làm nhiễu và những thùng nhiên liệu phụ cũng được tăng thêm, như vậy, EA-18G sẽ có tầm hoạt động dài hơn và thời gian trên không cũng tăng thêm. 

EA-18G có thể được trang bị với 5 thiết bị gây nhiễu chiến thuật ALQ-99, thêm 2 tên lửa để tự vệ AIM-120 AMRAAM, hai tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM.

EA-18G cũng sử dụng hệ thống Xóa bỏ gây nhiễu INCANS, hệ thống này cho phép truyền thông tin bằng tiếng nói trong nội bộ, trong khi hệ thống thông tin của đối phương bị nhiễu. 

Những chiếc EA-18G sẽ mang tên lửa AIM-120 AMRAAM để tự vệ và hai tên lửa AGM-88 HARM hoặc tên lửa AGM-88E AARGM (Advanced Anti-Radiation Guided) để tiêu diệt các đài radar của đối phương.

EA-18G Growler bắt đầu được chế tạo vào năm 2007 và cung cấp cho các phi đội không quân Hải quân Mỹ vào năm 2009, nó có nhiệm vụ thay thế loại EA-6B Prowler đã trở nên lạc hậu.

Pháo Vulcan 20 mm đã bị loại bỏ khỏi phần mũi để thêm vào hệ thống điện tử (và các phần khác của khung máy bay cũng vậy), máy thu ALQ-218 được lắp ở đầu cánh, ngoài ra còn có AN/ALQ-99 là thiết bị gây nhiễu ở dải tần số cao và tần số thấp.

Thiết bị làm nhiễu và những thùng nhiên liệu phụ cũng được bổ sung, nên EA-18G có tầm hoạt động dài hơn và thời gian làm việc trên không cũng tăng thêm.

Sự nguy hiểm của EA-18G Growler còn nằm ở chỗ nó là phương tiện hủy diệt thực sự, khi vừa vô hiệu hóa sóng vô tuyến của phía phòng thủ lại vừa trực tiếp tung đòn tiêu diệt.

Các tên lửa chống radar cao tốc AGM-88 HARM với tốc độ cao, tầm hoạt động xa, cơ chế dẫn hướng cực kỳ tinh vi sẽ khiến cho mọi đài radar chỉ còn cách tắt sóng nếu không muốn bị tiêu diệt.

Ngoài hải quân Mỹ thì còn không quân Australia cũng đang sử dụng loại máy bay này.

Ngày 27-1-2018, một tiêm kích tác chiến điện tử EA-18G Growler của Australia bốc cháy và lao khỏi đường băng tại căn cứ không quân Nellis, bang Nevada, Mỹ. 


Sau 6 tháng điều tra, không quân Australia (RAAF) ngày 19-8 kết luận một động cơ General Electic F414 của chiếc Growler đã phát nổ và gây ra vụ tai nạn.

Nguồn tin giấu tên tại Bộ Quốc phòng Australia tiết lộ đây là tai nạn nghiêm trọng nhất với không quân nước này trong hơn 25 năm. Sự cố cũng gây lo ngại rằng phi đội hàng trăm chiếc F/A-18E/F Super Hornet và EA-18G của Mỹ có thể gặp vấn đề tương tự, ảnh hưởng tới các chiến dịch quân sự tương lai.

"Một máy nén khí cao áp trong động cơ F414 đã vỡ thành ba mảnh lớn, một mảnh bắn thủng phần bụng máy bay và rơi xuống đường băng bên dưới. Mảnh thứ hai bắn sang ngang làm hỏng động cơ còn lại, trong khi mảnh vỡ thứ ba văng lên trên, phá hủy cánh đuôi đứng bên phải và rơi ra xa. Phần đuôi chiếc Growler bắt lửa, càng đáp chính bị sập, hai trong ba cụm gây nhiễu ALQ-99 bị hư hỏng hoàn toàn", báo cáo sau tai nạn kết luận.

Quan chức RAAF cho biết hai phi công sẽ được khen thưởng vì đã bám trụ đến cùng với máy bay, tránh để nó lao vào khu vực có hàng chục tiêm kích khác đang xếp hàng. 

Nếu sự cố xảy ra chậm vài giây, máy bay sẽ buộc phải cất cánh thay vì phanh hãm và lao ra khỏi đường băng. Điều này gây nguy cơ thương vong khi hai phi công phải phóng ghế thoát hiểm, để chiếc Growler bay tự do và lao xuống đất.

RAAF có thể mua máy bay EA-18G hoàn toàn mới để thay thế chiếc bị cháy, hoặc hoán cải một tiêm kích F/A-18F. 

Những chiếc Super Hornet trong biên chế Australia đều có khung thân và hệ thống dây cáp tương đồng với bản Growler, nhằm trám chỗ cho phi đội EA-18G trong trường hợp cần thiết.

Khi xảy ra sự cố nghiêm trọng như nổ động cơ, toàn bộ các phi cơ F/A-18E/F và EA-18G sẽ buộc phải ngừng bay, cho tới khi nguyên nhân được xác định và khắc phục.