[ẢNH] Bị bạo hành gia đình: Cần ứng xử như thế nào?

ANTD.VN - Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người nhất là phụ nữ và trẻ em. Sau mỗi lần chịu đòn roi, đánh đập người bị bạo hành mất dần niềm tin vào hôn nhân, cuộc sống.

Ngày 7-7, hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) cho biết một người đàn ông đã đánh đập dã man vợ mình (người Việt Nam) tại nhà riêng ở Yeongnam, tỉnh South Jeolla, trong suốt 3 tiếng đồng hồ ngay trước mặt đứa con trai 2 tuổi. Nguồn: The Korea Times

Người phụ nữ đã bị gãy xương sườn và phải nhập viện điều trị 4 tuần. Sau vụ việc 1 ngày, một người quen của nạn nhân đã báo cảnh sát Yeongnam và người chồng hiện đang bị giam giữ. Ảnh trích từ clip

Theo cảnh sát, cặp đôi này đã hẹn hò 3 năm trước, người phụ nữ mang thai và về Việt Nam. Tháng trước, họ đoàn tụ với nhau và sống ở Yeongnam, Hàn Quốc. Người đàn ông được cho là thường xuyên có hành động chửi bới, đánh đập vợ mỗi khi say xỉn. Ảnh minh họa

Những hành vi được xem là bạo hành gia đình theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2008 là: Hành hạ, đánh đập, ngược đãi, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, cưỡng ép quan hệ tình dục, cô lập xua đuổi, đập phá tài sản...

Khi phát hiện thấy dấu hiệu bị bạo hành tuyệt đối không im lặng chịu đựng

Phải mở cửa, cầu cứu sự trợ giúp, can thiệp từ người thân, bạn bè, hàng xóm, cán bộ địa phương

Với những phụ nữ bị chồng ngoại quốc bạo hành ở nước ngoài, nên tìm đến những tổ chức quyền phụ nữ và trung tâm hỗ trợ gia đình để được tư vấn, hỗ trợ, bảo vệ khi bị xâm phạm quyền lợi

Khi phát hiện thấy có dấu hiệu sắp bị bạo hành cần tìm cách tránh đi chỗ khác để tự bảo vệ tính mạng của bản thân

Phụ nữ khi bị đánh đập, bạo hành cần tìm chỗ đứng an toàn, gần cửa sổ hoặc cửa chính để dễ tẩu thoát. Không nên trốn ở góc nhà, góc bếp, những nơi có chứa những vật gây thương tích

Tránh mọi lời nói, việc làm kích động bạo lực, cố gắng tránh chống trả dữ dội để không bị những phản công hung bạo hơn

Nên giữ hoặc thu thập chứng cứ về việc bạo hành gia đình của đối phương để làm bằng chứng bảo vệ bản thân trước pháp luật

Điều 49, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007) quy định rất rõ: Phạt 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng với hành vi gây thương tích cho thành viên trong gia đình,...

… phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 với những hành vi sử dụng công cụ, phương tiện gây thương tích cho thành viên trong gia đình và không đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời, chăm sóc điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình của mình gây ra

Ngoài ra, đối với những hành vi nghiêm trọng có thể cấu thành tội hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ được quy định trong Điều 185, Bộ luật Hình sự (sửa đổi năm 2017)

Theo đó, đối với những hành vi xâm phạm đến thân thể thì bị phạt cảnh cáo cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm

Những hành vi bạo hành với phụ nữ dưới 16 tuổi, đang có thai, khuyết tật, hoặc mắc bệnh hiểm nghèo sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm

Khi bạo lực gia đình xảy ra, vì muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình phụ nữ luôn là người chịu thiệt thòi nhất. Vì thế, khi thấy những hành vi bạo hành mọi người hãy lên tiếng để bảo vệ sự an toàn của những nạn nhân. Ảnh minh họa