[ẢNH] Bất ngờ để tiêm kích tàng hình Su-57 nằm phục tại Syria, bước đi khôn ngoan của Tổng thống Putin

ANTD.VN - Hành động triển khai bất ngờ Su-57 tới Syria và việc tuyên bố rút đi nhanh chóng khiến giới quan sát chưa hết đồn đoán thì thông tin mới đây cho biết, loại chiến đấu cơ tàng hình này vẫn bí mật nằm phục tại Syria, vậy đâu là tính toán của Nga trong vấn đề này? 

Chiến trường Syria đang trở thành một nơi lý tưởng để Nga thử nghiệm các loại vũ khí của mình và tiêm kích tàng hình Su-57 là một ví dụ. Tuy nhiên hành động bất ngờ triển khai rồi bất ngờ tuyên bố rút về của Nga gây ra không ít những đồn đoán từ giới quan sát quốc tế.

Họ cho rằng hành động triển khai Su-57 sang thực chiến tại Syria là bước đi liều lĩnh trong bối cảnh loại máy bay này vẫn chưa hoàn thiện.

Những khó khăn trong việc phát triển động cơ cùng kỹ thuật tàng hình của loại máy bay này vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi.

Thậm chí những thông tin không hài lòng của phía không quân Ấn Độ (IAF), đơn vị đang cùng Nga phát triển loại máy bay tàng hình FGFA cho không quân nước này, dựa trên Su-57 đã gây không ít bất ngờ.

IAF nhiều lần phàn nàn rằng, đặc tính kỹ chiến thuật của Su-57 không được như quảng cáo, thậm chí số lỗi kỹ thuật mà Nga che giấu còn nhiều hơn cả F-35, trong khi năng lực tác chiến còn xa mới tương đương với tiêm kích cùng loại, đặc biệt là F-22 của Mỹ.

Tiêm kích FGFA dựa trên Su-57 bị nhận xét là có diện tích phản xạ radar quá cao, động cơ làm việc rất kém tin cậy và chi phí vận hành đắt đỏ.

Trong khi đó, F-22 là một máy bay chiến đấu có khả năng bộc lộ tín hiệu radar rất thấp (khả năng tàng hình – Stealth), chỉ khoảng 0,0001 mét. 

Trong hình là tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của không quân Mỹ.

Su-57 có mặt cắt phản xạ tín hiệu radar lớn hơn rất nhiều, đến 0,1 mét ở bán cầu trước.

Ở bán cầu sau, diện tích phản xạ radar của Su-57 lên đến 1 mét; nguyên nhân là do Su-57 sử dụng động cơ vector có đầu phun ba chiều. 

Đây là nguyên nhân tăng diện tích phản xạ radar lớn của loại máy bay này.

Ngay cả độ phản hồi radar của F-35 cũng nhỏ hơn Su-57 rất nhiều khi nó chỉ vào khoảng 0.005 mét.

Tuy tiềm lực kỹ thuật của Nga rất mạnh, họ chỉ đứng sau Mỹ nhưng cũng cần phải một thời gian dài nữa mới có thể hoàn thiện chiếc máy bay tàng hình Su-57.

Trong khi chưa hoàn thiện nhưng lại mang sang chiến trường Syria khiến Su-57 trở nên mong manh, thậm chí trước các loại tên lửa phòng không vác vai

Loại tên lửa này tiêu diệt mục tiêu bằng cách dò theo tín hiệu hồng ngoại phát ra ở động cơ máy bay.

Trong khi đó Su-57 vẫn đang phải dùng động cơ của máy bay thế hệ thứ 4 thay vì thứ 5. Loại động cơ này không có khả năng che dấu tín hiệu hồng ngoại.

Tuy vậy nhưng vẫn không thể phủ nhận sức mạnh của loại tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 này. 

Là thiết kế mới lại được xây dựng để làm xương sống cho không quân Nga trong tương lai, nên chắc chắn Su-57 sẽ vượt trội các tiêm kích trước đó bao gồm cả Su-35S.

Su-57 là sản phẩm của hãng sản xuất máy bay nổi tiếng Sukhoi. Quân đội Nga đã tin tưởng hãng này thay vì trao việc phát triển máy bay thế hệ thứ 5 cho hãng Mikoyan.

Qua 2 năm phác thảo và thiết kế, năm 2007 Tư lệnh không quân Nga Alexander Zelin ra tuyên bố chính thức về chương trình phát triển máy bay thế hệ thứ 5 mới của Nga với 3 nguyên mẫu đầu tiên được chế tạo.

Đồ họa về các loại vũ khí được trang bị trên tiêm kích Su-57.

Ban đầu máy bay được định danh là Sukhoi PAK FA T-50. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện thành công vào ngày 29-1-2010 do phi công Sergey Bordan thực hiện.

Đã có tới 12 nguyên mẫu ra đời tiếp tục hoàn thiện công tác thử nghiệm trước khi đi vào sản xuất loạt.

Su-57 có chiều dài 19,8m, sải cánh 13,95m, cao 4,74m.

Trọng lượng rỗng 18 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn, tải trọng nhiên liệu 10,3 tấn.

Tải trọng vũ khí của Su-57 vào khoảng 8 tấn.

Máy bay được chế tạo với những vật liệu đặc biệt vừa có tính năng kết cấu vững chắc vừa có trọng lượng nhẹ lại có khả năng chống lại phản hồi của tín hiệu radar đối phương.

Cũng có những đồn đoán từ trước rằng máy bay Su-57 sẽ được trang bị công nghệ tàng hình Plasma tiên tiến.

Với công nghệ tàng hình Plasma, tín hiệu điện từ phát ra từ các đài radar và các phương tiện thông tin vô tuyến hầu như bị hấp thụ hoàn toàn và các đài radar của đối phương hầu như bị “mù tuyệt đối”, kể cả radar ở dải sóng mét và sóng mm

Su-57 được trang bị radar-cảm biến tiên tiến nhất trong lịch sử phát triển máy bay quân sự Nga, vượt trội bất cứ máy bay chiến đấu nào trước đây của họ.

Radar chính N050 lắp ở mũi máy bay truyền thống nhưng có thêm hai radar phụ vuông góc hai bên cho phép tăng góc quét gấp nhiều lần các máy bay chiến đấu hiện tại trên thế giới vốn chỉ có một radar nằm ở mũi.

Ngoài ra Su-57 còn được trang bị hệ thống cảm biến quang-học vốn phổ biến 101KS để phát hiện, nhận diện theo dõi mọi mục tiêu trên không và hệ thống gây nhiễu hồng ngoại 101KS-O đánh lạc hướng tên lửa tầm nhiệt

Phi công Su-57 còn được trang bị mũ bay NSTsI-V để thuận tiện hơn trong việc khóa bắn mục tiêu khi không chiến.

Khi trang bị động cơ mới, chiến đấu cơ Su-57 đạt tốc độ tối đa Mach 2 tức 2.140km/h.

Tầm bay với tốc độ siêu âm lên tới 1.500km (vượt xa thế hệ 4), trần bay 20.000m.

Cũng giống các máy bay thế hệ thứ 5 khác, Su-57 có hai khoang vũ khí có kích cỡ dài khoảng 4,6m, rộng 1m. Ngoài ra còn có 6 giá treo bên ngoài cánh.

Khoang vũ khí sử dụng kiểu giá phóng quay lắp nhiều tên lửa gồm: UVKU-50L (tải trọng 300kg) và UVKU-50U (tải trọng 700kg). Khoang vũ khí này có thể cho phép mang các tên lửa không đối không tầm ngắn K-75M2 và tầm trung K-77M; tên lửa không đối đất Kh-38M và bom thông minh 250-500kg và tên lửa chống hạm Kh-35UE. Với những loại vũ khí này Su-57 được coi là con quái thú trên bầu trời.

Khoang vũ khí này có thể cho phép mang các tên lửa không đối không tầm ngắn K-75M2 và tầm trung K-77M; tên lửa không đối đất Kh-38M và bom thông minh 250-500kg và tên lửa chống hạm Kh-35UE. 

Giới phê bình vẫn đang còn mổ xẻ trước việc Nga đem Su-57 chưa hoàn thiện sang Syria thì bất ngờ đại diện Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố nước này đã rút hết loại máy bay này về nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo 2 chiếc tiêm kích tàng hình Sukhoi Su-57 đã trở về nhà sau chỉ vỏn vẹn... 2 ngày có mặt tại Syria.

Nhưng trái ngược với thông tin Nga đã rút tiêm kích tàng hình Su-57 về nước, hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy chiến đấu cơ mạnh mẽ này vẫn đang nằm tại sân bay Khmeimim, Syria.

Ngày 23-2 tài khoản Colonel Cassad của mạng xã hội Live Journal công bố một số bức ảnh vệ tinh, được chụp ngày 19-2 cung cấp thông tin về số lượng máy bay chiến đấu của không quân Nga trên căn cứ quân sự Khmeimim phía tây nam Latakia. Đáng chú ý trong những tấm hình được chụp bằng vệ tinh này có cả sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình Su-57.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy máy bay Su-57 của không quân Nga vẫn nằm tại căn cứ quân sự Khmeimim phía tây nam Latakia

Theo những bức ảnh, tài khoản Colonel Cassad thống kê được số máy bay chiến đấu Nga hiện đang được triển khai tại sân bay Khmeimim ở Syria lớn hơn nhiều so với đợt rút quân theo mệnh lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến viếng thăm căn cứ sân bay này ngày 11-12.

Theo đó, lực lượng Không quân Nga có 28 máy bay chiến đấu đang được triển khai trên căn cứ sân bay Khmeimim, bao gồm: 7 máy bay Su-24; 5 máy bay Su-25; 4 máy bay Su-30; 5 máy bay Su-34; 6 máy bay Su-35; 1 máy bay Su-57. 

Như vậy, hiện nay vẫn còn một chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 được thử nghiệm trên căn cứ không quân Nga ở Syria.

Việc Su-57 vẫn "nằm phục" tại chiến trường Syria cho thấy Nga vẫn có những tính toán riêng. 

Ngoài việc thực nghiệm để tinh chỉnh thông số chiến đấu, Nga còn để lại chiến đấu cơ này để đối trọng với những chiến đấu cơ của phương Tây trên bầu trời Syria. Tuy nhiên lại cũng có ý kiến cho rằng, chiếc Su-57 trong bức không ảnh chỉ là hình nộm nhằm đánh lừa đối phương

Sự lập lờ trong việc để Su-57 lại Syria vừa giúp Nga tạo ra tâm lý nặng nề cho các phi công của máy bay đối phương, đối đầu với máy bay tàng hình Su-57 chưa bao giờ là lựa chọn đúng đắn của những phi công tiêm kích thế hệ thứ 4 và ngay cả thứ 5. 

Bên cạnh đó nếu chẳng may trong khi thực chiến Su-57 bị tổn hại lỗi kỹ thuật hoặc trúng đạn từ phiến quân, Nga cũng có thể dễ dàng phủ nhận thông tin rằng họ đã cho hết máy bay Su-57 về nước như những gì đã công bố trước đó.