Ấn Độ sẽ mua siêu tiêm kích hạm Rafale-M đắt đỏ của Pháp?

ANTD.VN - Nhiều khả năng Ấn Độ sẽ là quốc gia đầu tiên đặt mua tiêm kích hạm Rafale-M do Pháp phát triển. Dù được đánh giá là một trong số máy bay tác chiến trên tàu sân bay tốt nhất thế giới, tuy nhiên tới nay vẫn chưa có khách nào đặt mua ngoài Hải quân Pháp.

Chính phủ Ấn Độ có thể sẽ quyết định mua 26 tiêm kích hạm Rafale M của Pháp như một phần của chương trình Máy bay chiến đấu đa nhiệm trên tàu sân bay (MRCBF) của Hải quân Ấn Độ

Cả hai hãng Dassault và Boeing lần lượt giới thiệu tính năng của máy bay chiến đấu do hai tập đoàn này sản xuất tại một cơ sở thử nghiệm vào tháng 1 và tháng 6 năm 2022.
Một trong những quan chức quân sự Ấn Độ nắm được tình hình cho biết, báo cáo đầy đủ về hai loại chiến đấu cơ Rafale-M và Super Hornet đã được trình tới Bộ Quốc phòng Ấn Độ, để bộ này xem xét, đưa ra quyết định cuối cùng về việc mua sắm.

Theo thông tin rò rỉ, chiếc Rafale M của Pháp được cho là phù hợp hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu và tiêu chí hoạt động của người Ấn Độ.

Việc mua 26 máy bay chiến đấu chỉ là một giải pháp tạm thời cho đến khi ngành công nghiệp nước này tiếp tục phát triển chương trình máy bay chiến đấu trên tàu sân bay của riêng mình theo chương trình TEDBF.

Nếu thương vụ Rafale-M giữa Ấn Độ và Pháp thành công, thì đây được coi là tín hiệu tốt, mở ra cơ hội lớn trong xuất khẩu cho dòng tiêm kích hạm tốt nhất châu Âu này.

Rafale-M là biến thể trang bị cho tàu sân bay của dòng chiến đấu cơ nổi tiếng Rafale, chúng có hệ thống điều khiển bay chính xác và giao tiếp tốt đối với phi công.
Bên cạnh đó tiêm kích hạm Rafale-M còn hệ thống vũ khí cực mạnh với các tên lửa và pháo hàng không với hiệu suất tác chiến cao.
Lần đầu tiên trong lịch sử hàng không, tiêm kích hạm Rafale-M mang một hệ thống tồn tại điện tử tích hợp được đặt tên SPECTRA với tính năng tàng hình dựa trên kỹ thuật phần mềm ảo.
Nhưng khí tài quan trọng nhất là radar quét điện tử thụ động đa phương thức Thales RBE2.
Hãng Thales của Pháp tuyên bố, radar đã đạt tới một mức độ nhận thức tình huống cao nhất từ trước tới nay thông qua việc thám sát và theo dõi sớm nhiều mục tiêu trên không cho cận chiến và can thiệp tầm xa.
Các bản đồ ba chiều thời gian thực có độ phân giải cao trợ giúp rất nhiều trong ngắm mục tiêu.
Rafale-M có thể sử dụng nhiều hệ thống cảm biến thụ động kết hợp với nhau để tăng hiệu suất hoạt động.
Các hệ thống trang bị bao gồm: hệ thống cảm biến điện quang học (electro optical system) phía trước (front-sector) hay Optroniques Secteur Frontal (OSF), do Thales phát triển được tích hợp bên trong máy bay và có thể hoạt động cả ở tầm sóng nhìn thấy được và sóng hồng ngoại.
Hệ thống chiến tranh điện tử SPECTRA, được hợp tác phát triển giữa Thales và EADS France, khiến chiếc máy bay có khả năng tồn tại cao nhất trước những mối đe dọa từ trên không và dưới mặt đất.
Các đường nối dữ liệu thời gian thực cho phép máy bay không chỉ liên lạc với các máy bay khác, mà còn với các trung tâm chỉ huy và điều khiển cố định, di động dưới mặt đất.
Công bằng mà nói, gia đình chiến đấu cơ Rafale đang là một trong những dòng tiêm kích thế hệ 4++ mạnh nhất của phương Tây.
Năng lực tác chiến của Rafale được đánh giá là tương đương, thậm chí nhỉnh hơn cả Su-35 ở một số thông số như tải trọng vũ khí và thiết bị điện tử.
Được coi là nét tinh hoa của người Pháp, Dassault Rafale là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ, hai động cơ rất linh hoạt và hiệu quả.
Rafale được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Buồng lái kiểu "nhà kính" hiện đại với các màn hình LCD khổ lớn cung cấp thông tin chi tiết về vũ khí, nhiên liệu và môi trường xung quanh máy bay.
Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực Smecma M88, lực đẩy thô 50 kN/chiếc, 70 kN có đốt sau.
Động cơ sử dụng hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số giúp tăng lực đẩy, tiết kiệm nhiên liệu và giảm bức xạ hồng ngoại.
Giới phân tích cho rằng tuổi thọ khung thân lẫn động cơ của Rafale hơn hẳn so với Su-30/35.
Động cơ trên dòng chiến đấu cơ Rafale sử dụng hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số giúp tăng lực đẩy, tiết kiệm nhiên liệu và giảm bức xạ hồng ngoại.
Tốc độ tối đa của máy bay là 1.912 km/h ở cao độ lớn, 1.390 km/h ở độ cao mực nước biển.
Rafale có tới 14 điểm treo vũ khí dưới cánh với phiên bản B/C, 13 điểm treo với phiên bản hải quân Rafale-M.
Tổng tải trọng vũ khí mang theo lên đến 9,5 tấn, cao hơn mức 8 tấn trên Su-30/35/57.
Rafale thường mang theo vũ khí hỗn hợp, cả không chiến và tấn công mặt đất trong mỗi nhiệm vụ.
Rafale đi vào biên chế trong năm 2000 và lần đầu tham chiến lần đầu trong chiến dịch Bình minh Odyssey, thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Libya vào tháng 3/2011.
Trong diễn tập thậm chí Rafale còn có lần thắng cả tiêm kích tàng hình F-35, trong khi số lần thắng của F-15, Typhoon trước F-35 là bằng không.
Với những tính năng đỉnh cao như vậy, Rafale và các biến thể của nó là một đối thủ với Su-35 cả trên chiến trường lẫn trong thương trường.
Tuy nhiên giá thành quá đắt, tương đương loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 lại là yếu tố ngăn trở chính của loại tiêm kích hạm này.