- Nga chỉ trích mạnh mẽ lệnh trừng phạt mới từ Mỹ
- CIA bị tố kỳ thị người đồng tính
- Nga giảm trần lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế
Các vùng đất được hoán đổi, nơi có khoảng 50.000 người, được tạo ra thông qua các hiệp ước hòa bình của 2 nước vào thế kỉ 18. Trước kia, các vùng đất này đều phải chịu sự quản lí của thực dân Anh, như 2 nước Ấn Độ và Bangladesh.
Việc quản lí lãnh thổ giữa hai nước là một vấn đề gây tranh cãi trong nhiều thập kỷ
Quốc kì mới đã được kéo lên ở các vùng như một hiệp ước mang tính bước ngoặt, việc hoán đổi chính thức có hiệu lực vào lúc nửa đêm 31-7 theo giờ địa phương. Người dân của hai nước được quyền chọn nơi sống và quốc tịch.
Hầu hết người dân sống trong những khu vực biệt lập này đều ở lại nơi họ đang sống nhưng sẽ thay đổi quốc tịch. Phóng viên Sanjoy Majumder của hãng tin BBC đưa tin, sau khi Ấn Độ phân vùng vào năm 1947, người dân vẫn ở tại nơi họ vẫn sinh sống, tức là cư dân của quốc gia này lại sống trong vùng lãnh thổ của quốc gia kia.
Truyền thông Pháp cho biết, đa số dân cư sống trong các khu vực hoán đổi của Ấn Độ ở Bangladesh đã lựa chọn quốc tịch Bangladesh. Nhưng gần 1.000 người vẫn muốn giữ nguyên quốc tịch Ấn Độ của mình, đồng nghĩa với việc họ sẽ trở về Ấn Độ vào tháng 11-2015, và được tái định cư ở bang West Bengal.
Trong khi đó, toàn bộ dân cư Bangladesh sống trong 51 khu vực thuộc Ấn Độ, đã quyết định chuyển đổi sang quốc tịch Ấn Độ.
Bangladesh đã đề nghị giải quyết vấn đề này từ hồi năm 1974, tuy nhiên, Ấn Độ chỉ chấp thuận kí thoả thuận cuối cùng trong chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Dhaka vào hồi tháng 6-2015.