10 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển đáng sợ nhất hành tinh

ANTD.VN - Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển là phương tiện hữu hiệu trong việc đẩy lùi binh đoàn tấn công đổ bộ của đối phương. 10 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển được coi là đáng sợ nhất hành tinh...

4K44B Redut là hệ thống tên lửa phòng thủ bở biển tầm xa phục vụ Quân đội Liên Xô từ năm 1966. Mỗi tổ hợp Redut gồm xe phóng SPU-35 với tên lửa P-5 Pyatyorka bên trong. Ống phóng nằm trên khung gầm xe tải BAZ-135 8x8.  

Một tổ hợp Redut có 3 xe phóng, xe chỉ huy và xe radar 4R45 Skala. Tên lửa P-5 có tầm bắn tới 450 km. Biến thể nâng cấp P-35B có tầm bắn tới 550 km, mang theo đầu đạn nặng 1.000 kg đủ sức nhấn chìm tàu sân bay.

4K51 Rubezh là hệ thống tên lửa bờ vào biên chế Quân đội Liên Xô từ cuối thập niên 1980. Tổ hợp này có điểm ưu việt là nó tích hợp cả tên lửa và radar trên một xe mang phóng tự hành MAZ-543 duy nhất.  

Kết cấu xe phóng gồm 2 ống phóng KT-161 cùng radar điều khiển hỏa lực. Hệ thống sử dụng đạn tên lửa chống hạm P-15M có tầm bắn 85 km, đầu đạn nặng 543 kg.

Bal là sản phẩm của Phòng thiết kế Zvezda phát triển cho quân đội Nga vào năm 2008 để thay thế cho hệ thống phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh. 

Mỗi hệ thống Bal gồm xe mang phóng MZKT-7930 chứa 8 đạn tên lửa, xe radar điều khiển hỏa lực cùng xe tiếp đạn. Bal sử dụng đạn tên lửa chống hạm Kh-35 Uran tầm bắn 130 km, vận tốc Mach 0,8, đầu đạn nặng 145 kg. 

K-300P Bastion-P chính thức phục vụ trong Quân đội Nga từ năm 2015. Hệ thống sử dụng đạn tên lửa P-800 Yakhont (biến thể xuất khẩu) hoặc Oniks (sử dụng trong Hải quân Nga). 

Tên lửa có tốc độ gấp 2,6 lần vận tốc âm thanh (khoảng 2.700 km/h), tầm bắn 120 - 300 km tùy theo quỹ đạo bay (phiên bản xuất khẩu) hoặc cao hơn nhiều với biến thể Oniks, mang theo đầu đạn 250 kg. 

Tổ hợp tên lửa siêu âm K-300P Bastion-P với tên lửa P-800 Yakhont của Việt Nam, được coi là lá chắn thép bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

Club-M là một hệ thống phòng thủ bờ biển đang trong giai đoạn phát triển, đây thực chất là một tổ hợp đa năng khi nó có thể triển khai cả tên lửa chống hạm siêu âm 3M-54E lẫn tên lửa đối đất 3M-14TE.

 Nga mới đây đã thông báo họ sẽ xuất khẩu phiên bản Club-M trang bị các loại đạn có tầm bắn trên 300 km, vượt ngoài Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa - MTCR.

Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa BrahMos của Ấn Độ có thể xem như người anh em với Bastion-P của Nga, khác biệt ở đây là tên lửa PJ-10 BrahMos do Ấn Độ sản xuất. 

Tên lửa PJ-10 BrahMos có tầm bắn 290 km, tốc độ Mach 29 và mang theo đầu đạn nặng 200 kg.

Type 88 là sản phẩm của Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản bắt đầu biên chế tổ hợp này từ cuối những năm 1980. 

Mỗi xe phóng mang 6 đạn tên lửa chống hạm Type 90 SSM-1B cùng xe radar điều khiển hỏa lực JTPS P-15. Tên lửa SSM-1B có tầm bắn 150 km, tốc độ cận âm, mang theo đầu đạn nặng 225 kg.

YJ-62 là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển của Trung Quốc chính thức phục vụ từ năm 2005. 

Tổ hợp này trang bị loại tên lửa chống hạm cùng tên có tầm bắn 400 km, vận tốc hành trình trong khoảng Mach 0,6 - Mach 0,8, mang theo đầu đạn trọng lượng 210 kg.

Naval Strike Missile (NSM) "Tên lửa tấn công hải quân" là phẩm của Kongsberg Defence & Aerospace (KDA), Na Uy. 

Tên lửa có thiết kế khí động học hiện đại kèm theo cảm biến hồng ngoại tiên tiến, cho phép tấn công mục tiêu với độ chính xác rất cao. Tên lửa NSM có tầm bắn tối đa 180 km, tốc độ Mach 0,95, mang theo đầu đạn nặng 125 kg.

Hệ thống phòng thủ bờ biển Hùng Phong 2 (HF-2) do Đài Loan chế tạo từ loại tên lửa chống hạm cùng tên. Đài Loan phát triển hệ thống này nhằm chống lực lượng đổ bộ của Trung Quốc. 

Tên lửa HF-2 có tầm bắn khoảng 150 km, mang theo đầu đạn nặng 180 kg.