Cầy giông sọc được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đánh giá là “có thể đã tuyệt chủng ở Trung Quốc và Việt Nam”
Cầy giông sọc có tên khoa học là Large-spotted Civet Viverra megaspila
ây là loài thú cỡ lớn trong họ cầy, có đầu lớn, mõm dài, cộng thêm dải lông bờm cao màu đen dọc sống lưng đến mút đuôi
Phần sườn bắp đùi, chân sau cầy giông sọc còn có đốm đen lớn rõ rệt, chúng có thể tách rời hoặc tạo thành dải
Cầy giông sọc là thú bản địa của vùng Đông Nam Á, được tìm thấy ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia
Tại nước ta, cầy giông sọc thỉnh thoảng xuất hiện, chúng phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và Nam Bộ
Bộ da, lông của cầy giông sọc có giá trị kinh tế cao nên bị truy lùng, săn bẫy
Tình trạng mất rừng và săn bắn đã khiến cầy giông sọc ngày càng hiếm gặp trong tự nhiên
Hiện tại, không chỉ Việt Nam mà nhiều tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới cũng đang nỗ lực bảo tồn cầy giông sọc, giúp chúng thoát cảnh tuyệt chủng.