Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 7 tháng 5 năm 2024 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 7/5/2024 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho chỉnh đốn hồ sơ, sắp xếp công việc, cẩn thận đề phòng bất trắc, nhẫn nại đợi thời cơ, nhờ giúp đỡ, giải quyết công việc.

Thứ 3 ngày 7 tháng 5 năm 2024

Năm Quý Mão

Tháng Chạp (Đủ)

Tháng Ất Sửu

Ngày Tân Mùi

Giờ Mậu Tý

Ngũ hành:Thổ - Sao: Vĩ - Trực: Mãn

Cốc vũ: 19/04/2024 (11/3 âm lịch) lúc 21g01’

Lập hạ: 05/05/2024 (27/3 âm lịch) lúc 07g11’

Hòn Dấu: nước lớn 13g16’ - nước ròng 00g00’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: Chỉnh đốn hồ sơ, sắp xếp công việc, cẩn thận đề phòng bất trắc, nhẫn nại đợi thời cơ, nhờ giúp đỡ, giải quyết công việc.

Cung hoàng đạo: Kim Ngưu (20/4 – 20/5): Người thuộc cung Kim Ngưu mang trong mình tính cách ấm áp, điềm tĩnh và tự tin. Họ có gu ăn mặc xuất sắc và gây ấn tượng mạnh với sự lịch thiệp và tỉ mỉ trong cử chỉ.

Cung Kim Ngưu là một trong những cung hoàng đạo đặc biệt trong 12 cung hoàng đạo. Với trái tim ấm áp, tính điềm tĩnh và sự tự tin, người Kim Ngưu sẵn sàng tạo dựng vẻ lịch thiệp và chăm sóc cho những người xung quanh.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Làm mất tự do của người khác thì chính mình cũng không được tự do” (N. Mandela)

“Quá khứ không thể thay đổi. Tương lai vẫn nằm trong khả năng của bạn” (Khuyết danh)

“Biết là không đủ, chúng ta phải áp dụng. Sẵn sàng là không đủ, chúng ta phải làm” (Johann Wolfgang von Goethe)

*Ngày này năm xưa:

-7/5/1948: Thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc.

-7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong 9 nǎm.

Từ giữa năm 1953, Bộ chỉ huy Pháp ở Đông Dương bắt đầu thực hiện Kế hoạch Nava, xâydựng khối cơ động chiến lược mạnh nhằm giành quyền chủ động trên chiến trường chính. Địch chủ trương nhanh chóng tăng cường binh lực trên các hướng bị uy hiếp, củng cố vùng chiếm đóng, tổ chức phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm, coi đó là biện pháp tác chiến chiến lược để đối phó với các cuộc tiến công của chủ lực ta.

Trên cơ sở phân tích âm mưu của địch và khả năng của ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh, ta buộc chúng phải phân tán lực lượng thì sức mạnh đó không còn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định mở Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ (tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cuối năm 1953). Ảnh tư liệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định mở Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ (tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cuối năm 1953). Ảnh tư liệu

Trước khi ta tiến công, địch đã xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm 49 cứ điểm. Với lực lượng đông, hoả lực mạnh, hệ thống công sự vật cản được xây dựng vững chắc, hoàn chỉnh và tận dụng được thế lợi của địa hình, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là hệ thống phòng ngự mạnh nhất Đông Dương lúc bấy giờ. Bộ chỉ huy Pháp coi Điện Biên Phủ là một “pháo đài không thể công phá” và tin chắc “sẽ gây cho Việt Minh một thất bại nghiêm trọng”.

Xác định quân Pháp đưa quân chiếm giữ Điện Biên Phủ là có lợi cho ta, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến và quyết định: tập trung đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ mở chiến dịch tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giải phóng toàn bộ Tây Bắc, tạo ra sự chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh và tạo điều kiện cho Lào giải phóng Thượng Lào. Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ mặt trận là Võ Nguyên Giáp. Sở chỉ huy chiến dịch đặt tại Mường Phăng. Thời gian nổ súng dự định vào 13/3/1954.

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Ảnh tư liệu

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Ảnh tư liệu

Kết quả, sau 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, quân và dân ta đã tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã loại khỏi vòng chiến đấu một số lượng lớn sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, giải phóng địa bàn có ý nghĩa chiến lược, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho đấu tranh ngoại giao của ta đi tới kết thúc chiến tranh. Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành “cột mốc vàng” của lịch sử dân tộc Việt Nam, niềm tự hào của dân tộc và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.