Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 6 tháng 12 năm 2023 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 6-12-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho khai trương, về nhà mới, cầu tài, đào đắp.

Thứ 4 ngày 6 tháng 12 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Mười (Đủ)

Tháng Quý Hợi

Ngày Mậu Tuất

Giờ Nhâm Tý

Hành Mộc – Trực Bế – Sao Sâm

Tiểu Tuyết: 22/11/2023 (10/10 âm lịch) lúc 21h03’

Đại Tuyết: 07/12/2023 (25/10 âm lịch) lúc 05h22’

Hòn Dấu: Nước lớn 10g00’ – nước ròng 22g03’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Dậu (17g-19g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận cho việc: Khai trương, Về nhà mới, Cầu tài, Đào đắp.

Cung hoàng đạo: Nhân Mã – Người bắn cung (24/10 - 22/11): Người thuộc cung này thông minh, hoạt bát, phóng khoáng, thẳng thắn, nhạy cảm dễ nóng nảy, thiếu sự kiên trì.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Đừng ném lời cho gió, nếu không hay biết gió thổi về đâu” (N. Ghenin)

“Bạn có thể thay đổi thế giới của mình bằng cách thay đổi lời nói của bạn... Hãy nhớ rằng, cái chết và sự sống nằm trong sức mạnh của lưỡi” (Joel Osteen)

“Lạc quan là niềm tin dẫn đến thành tích. Không có gì có thể được thực hiện mà không có hy vọng và sự tự tin” (Helen Keller)

Không bắt buộc người dân cung cấp thông tin nhóm máu theo Luật Căn cước

Theo Luật Căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có thu thập dữ liệu của 25 trường thông tin, trong đó có thông tin về nhóm máu. Tuy nhiên, Luật không bắt buộc người dân phải cung cấp thông tin này.

Lãnh đạo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết theo Luật Căn cước mới được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024, trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thu nhận 25 trường thông tin, có thông tin về nhóm máu.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật Căn cước không quy định bắt buộc người dân phải cung cấp thông tin về nhóm máu. Thông tin này được thu thập thông qua chia sẻ dữ liệu về y tế qua cơ sở dữ liệu chuyên ngành, để phục vụ công tác quản lý Nhà nước và bảo đảm lợi ích của người dân, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, bảo vệ sức khỏe.

Căn cước công dân theo Luật Căn cước sẽ có những điểm thay đổi
Căn cước công dân theo Luật Căn cước sẽ có những điểm thay đổi

Theo Luật Căn cước, thông tin sinh trắc học sẽ được thu thập trong dữ liệu căn cước gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói. Trong đó, với ADN và giọng nói là không bắt buộc.

Đại diện Cục Cảnh sát QLHC về TTXH nêu rõ sau khi dự luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2024, thì người dân đang có căn cước công dân gắn chíp đã được cấp, vẫn còn hiệu lực sẽ không phải bổ sung các thông tin về sinh trắc học trên vào cơ sở dữ liệu căn cước.

Người dân chỉ bổ sung các thông tin sinh trắc học bắt buộc khi tiến hành làm lại căn cước mới theo yêu cầu hoặc có những thay đổi về thông tin.

Đồng thời, các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng.

Cơ quan Nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Yêu cầu nghiên cứu phương án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam vận tốc 350km/h

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu phương án phát triển đường sắt tốc độ thiết kế 350km/h và thực sự trở thành trục xương sống; đồng thời khai thác hiệu quả tuyến đường sắt hiện có.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Theo đó, để chuẩn bị đầy đủ nội dung Đề án, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ GTVT căn cứ vào tác động lan tỏa, phát triển đô thị, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển du lịch...

Trên cơ sở tính tương hỗ giữa các phương thức vận tải để nghiên cứu, lựa chọn, đề xuất phương án đầu tư bảo đảm khả thi, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Về kịch bản phát triển, Chính phủ yêu cầu nghiên cứu phương án phát triển đường sắt tốc độ thiết kế 350km/h và thực sự trở thành trục xương sống; đồng thời khai thác hiệu quả tuyến đường sắt hiện có.

Về cơ chế chính sách đặc thù, Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, địa phương và doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đặc thù đặc biệt cả gói để báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội khi thông qua chủ trương đầu tư.

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu đường sắt tốc độ cao trục Bắc- Nam theo phương án tốc độ 350km/h
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu đường sắt tốc độ cao trục Bắc- Nam theo phương án tốc độ 350km/h

Trong quá trình triển khai nghiên cứu tiếp theo, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, làm sâu sắc thêm tầm quan trọng của giao thông, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao trong việc phát triển đô thị theo định hướng gắn kết với giao thông công cộng (TOD).

Điểm đầu cuối tại trung tâm Hà Nội- TP.HCM

Về hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc- Nam, Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu sử dụng hiệu quả các giải pháp công trình cầu, hầm để đảm bảo hướng tuyến thẳng nhất có thể, đảm bảo khả năng thoát lũ, hạn chế ảnh hưởng đến các khu bảo tồn và chia cắt cộng đồng.

Trong đó, xem xét phương án bố trí điểm đầu, điểm cuối tuyến tại Trung tâm Thủ đô Hà Nội và TP.HCM.