- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 3 tháng 6 năm 2023 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 2 tháng 6 năm 2023 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 1 tháng 6 năm 2023 tốt hay xấu?
Chủ nhật ngày 4 tháng 6 năm 2023
Năm Quý Mão
Tháng Tư (Đủ)
Tháng Đinh Tỵ
Ngày Quý Tỵ
Giờ Nhâm Tý
Hành Thuỷ – Trực Kiến – Sao Phòng
Tiểu Mãn: 21/05/2023 (03/04 âm lịch) lúc 14h10’
Mang Chủng: 06/06/2023 (19/04 âm lịch) lúc 05h19’
Nha Trang: Nước lớn 09g10’ – nước ròng 17g58’
Giờ Hoàng đạo: Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)
Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.
Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.
Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...
Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.
Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.
Ngày hôm nay thuận cho việc: Về nhà mới, Tạo tác, Giao dịch, Sửa chữa.
Cung hoàng đạo: Song tử – Hai anh em song sinh (21/5 - 21/6): Người thuộc cung này thông minh, khéo léo, nhiệt huyết, nhưng thiếu tính kiên trì, hay thay đổi, thiếu quyết đoán.
* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:
“Ngôi nhà không có sách là ngôi nhà nghèo nàn, thậm chí dù sàn nhà được trải toàn thảm đẹp và trên tường đầy giấy dán tường và tranh ảnh quý giá” (Hermann Hesse)
“Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh” (Ralph Waldo Emerson)
“Đôi khi người ta bỏ ra nhiều nhất cho thứ mà người ta có thể có được chẳng mất gì cả” (Albert Einstein)
Nhiều trẻ nhỏ đuối nước trong mùa hè, bác sĩ hướng dẫn 5 bước xử lý cấp cứu ban đầu
Mùa hè là thời điểm trẻ em thường xuyên tham gia hoạt động bơi lội hoặc về quê, đi chơi, du lịch ở những địa điểm có hồ nước, biển,... do đó nguy cơ gặp tai nạn đuối nước tăng cao.
Một trẻ 6 tuổi bị đuối nước đang điều trị tại BV Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch |
Hiện ở Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị một trẻ 6 tuổi bị đuối nước nhưng không được cấp cứu ban đầu đúng cách nên rơi vào nguy kịch.
TS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Tại Việt Nam có đến gần 2.000 trẻ em đuối nước mỗi năm, số gặp tai nạn thường tăng vào đầu mùa hè.
Khi gặp người bị đuối nước, vài phút đầu là thời gian vàng để cấp cứu, việc cấp cứu đúng cách cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn của người gặp nạn.
TS.BS Lê Ngọc Duy hướng dẫn các bước cấp cứu đuối nước ở trẻ em như sau:
Bước 1: Gọi trợ giúp: cần nhanh chóng tìm sự trợ giúp của những người xung quanh khi thấy trẻ bị đuối nước bằng cách gọi to, gọi cấp cứu 115.
Bước 2: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nước bằng mọi cách.
Bước 3: Kiểm tra xem trẻ có thở không và có tỉnh không.
Bước 4: Nếu trẻ không thở, hãy bắt đầu hồi sức tim phổi (CPR) ngay.
Bước 5: Sau khi nạn nhân tỉnh cần đặt nạn nhân ở tư thế an toàn: Nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh trẻ bị ngạt thở trở lại. Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm bé sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của trẻ. Tốt nhất là có sự trợ giúp vận chuyển của nhân viên y tế.
TS.BS Lê Ngọc Duy cũng lưu ý một số sai lầm cần tránh khi cấp cứu trẻ đuối nước:
- Không được dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược hít vào đường thở và làm chậm trễ hồi sức tim phổi (ép tim/thổi ngạt), làm mất thời gian vàng để cấp cứu trẻ.
- Không được ngừng hồi sức tim phổi nếu trẻ chưa có nhịp thở.
- Khi ép tim ngoài lồng ngực, không ấn ngực quá mạnh sẽ gây gãy xương sườn, đụng dập phổi.
Mới: Thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B
Chiều 3-6, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 nhấn mạnh, Việt Nam đã đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.
Phiên họp thứ 20 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào chiều nay. Tại đây, Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia đã báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Sau khi xem xét, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B; đồng thời, ban hành hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với dịch bệnh nhóm B và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, phù hợp với tình hình mới.
Cơ sở để chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B
Về cơ sở, căn cứ để tham mưu ban hành Quyết định chuyển bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B, Bộ Y tế viện dẫn như sau:
- Đối chiếu các quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và qua theo dõi diễn biến dịch tại Việt Nam cho thấy, bệnh Covid-19 không còn đáp ứng các tiêu chí dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A. Tại nước ta, từ đầu năm 2023 đến hết tháng 5 ghi nhận 85.493 ca mắc, trung bình hàng tháng ghi nhận 17.000 ca mắc, số ca mắc hiện nay đã giảm 8,5 lần so với 2021, giảm 48 lần so với 2022.
- Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong do Covid-19 trong 5 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh xuống còn 0,02% so với tỷ lệ tử vong năm 2021 là 1,86%, năm 2022 là 0,1%, tương đương hoặc thấp hơn tỷ lệ tử vong của một số bệnh truyền nhiễm nhóm B đang được ghi nhận tại Việt Nam trong 05 năm gần đây như: Sốt xuất huyết (0,022%), Sốt rét (0,017%), Bạch hầu (0,102%), Ho gà (0,417%).
- Đã xác định rõ tác nhân gây bệnh Covid-19 là virus SARS-CoV-2.
- Bệnh Covid-19 hiện nay đáp ứng các tiêu chí thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm: Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Điều kiện và thẩm quyền công bố hết dịch
Về điều kiện công bố hết dịch Covid-19, Bộ Y tế cho biết, theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các Quyết định gần đây của Thủ tướng Chính phủ, cần có 02 điều kiện: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau 28 ngày; Đã thực hiện các biện pháp chống dịch quy định tại Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Về thẩm quyền công bố hết dịch Covid-19: Thực hiện theo Khoản 2, Điều 40, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm: “Người có thẩm quyền công bố dịch có quyền công bố hết dịch theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền”.