- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 29 tháng 8 năm 2023 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 28 tháng 8 năm 2023 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 27 tháng 8 năm 2023 tốt hay xấu?
Thứ 4 ngày 30 tháng 8 năm 2023
Năm Quý Mão
Tháng Bảy (Đủ)
Tháng Canh Thân
Ngày Canh Thân
Giờ Bính Tý
Hành Mộc – Trực Kiến – Sao Cơ
Xử Thử: 23/08/2023 (08/07 âm lịch) lúc 16h02’
Bạch Lộ: 08/09/2023 (24/07 âm lịch) lúc 04h27’
Nha Trang: Nước lớn 08g17’ – nước ròng 17g13’
Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g)
Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.
Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.
Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...
Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.
Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.
Ngày hôm nay thuận cho việc: Sửa chữa, Cầu tài, Cầu phúc.
Cung hoàng đạo: Xử Nữ – Người trinh nữ (23/8 - 22/9): Người thuộc cung này thông minh, năng động, khéo léo, khiêm tốn, cầu toàn, khá kỹ tính, bảo thủ, quyết đoán.
* Lễ Vu Lan (15/7 – Âm Lịch):
Xuất phát từ truyền thuyết về Tôn giả Mục Kiền Liên, đệ tử xuất chúng của Đức Phật đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngục quỷ. Chuyện kể rằng:
Khi Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) đã tu luyện thành công, ngài nhớ tới người mẹ Thanh Đề đã khuất của mình nên dùng mắt phép để tìm kiếm khắp đất trời xem bà đã đi đâu, về đâu. Không ngờ, kết quả đau lòng, ngài thấy mẹ mình đang bị đày thành Ngạ Quỷ (quỷ đói), đi lang thang khắp nơi, đói khát cực khổ vì những việc ác mà bà đã thực hiện. Quá đau lòng khi thấy cảnh đó, Đại Đức Mục Kiền Liên liền dùng phép thần thông để biến cơm dâng tận địa ngục cho mẹ, tiếc rằng tất cả những thức ăn đều hoá lửa.
Không cầm lòng được trước cảnh người mẹ mình lang thang cơ cực dưới địa ngục, ngài liền cầu cứu lên Phật Tổ, Phật liền dạy rằng dù thần thông quảng đại tới đâu thì ông cũng chẳng đủ sức để cứu mẹ đâu. Cách duy nhất chính là nhờ sức mạnh hợp lực của chư tăng khắp mười phương. Và ngày rằm tháng 7 (15/7) chính là ngày thích hợp để thỉnh chư tăng, sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo để cứu lấy phước cho mẹ. Phật cũng nói thêm là "Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng dùng cách này". Từ đó, ngày Lễ Vu Lan báo hiếu ra đời. Vu Lan là ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ về ân đức sinh thành dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, tổ tiên và muốn làm việc gì đó để đền ơn đáp nghĩa. Bởi vậy, nói đến Vu Lan cũng chính là nói đến mùa báo hiếu.
* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:
“Cuộc sống giống như việc chụp ảnh. Bạn cần có những điểm mờ để tạo nên bức hình đẹp” (Ziad K. Abdelous)
“Bệnh tật đến nhanh như một mũi tên nhưng lại biến mất chậm như một sợi chỉ dài vô tận” (Tục ngữ Trung Quốc)
“Tình yêu, thành công, gia đình và bạn bè đều đến sau sức khỏe của tôi. Không có sức khỏe, không có hưởng thụ” (Maxime Lagacé)
Trường đại học than khó nếu không tăng học phí năm học 2023-2024
Bộ GD-ĐT đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị định về học phí trong năm học sắp tới với chủ trương sẽ lùi thêm 1 năm việc thực hiện khung học phí trong Nghị định 81.
Nhiều trường ĐH lo ngại gặp khó khăn khi mức thu học phí hiện nay thấp sau 3 năm không tăng học phí |
Thực hiện Thông báo số 300/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ GD-ĐT đang triển khai tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, thống nhất với các Bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
Trong đó, nội dung sửa đổi theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và không tăng học phí năm học 2023-2024 đang được các trường ĐH đặc biệt quan tâm.
Theo Phó Thủ tướng, quá trình xây dựng chính sách học phí mới phải được nghiên cứu toàn diện, đánh giá tác động đầy đủ, lấy ý kiến nhân dân, các bộ, ngành, các cấp, bao phủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo.
Theo đó, mọi chính sách làm gia tăng chi trả của người dân phải tính toán, đánh giá kỹ lưỡng.
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024, ông Ngô Văn Thịnh, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD-ĐT cho biết Bộ đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị định về học phí trong năm học sắp tới, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Theo đó, chủ trương sẽ lùi thêm 1 năm việc thực hiện khung học phí như Nghị định 81. Nếu Chính phủ đồng ý phương án này, năm học tới, học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục công lập vẫn được hưởng chính sách học phí như các năm học trước.