Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 3 tháng 7 năm 2023 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Xem lịch âm, lịch vạn sự ngày hôm nay 3-7-2023 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho ký kết, cưới hỏi, sửa chữa, di dời.

Thứ 2 ngày 3 tháng 7 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Tư (Đủ)

Tháng Mậu Ngọ

Ngày Nhâm Tuất

Giờ Canh Tý

Hành Thuỷ – Trực Định – Sao Tâm

Hạ Chí: 21/06/2023 (04/05 âm lịch) lúc 21h58’

Tiểu Thử: 07/07/2023 (20/05 âm lịch) lúc 15h31’

Hòn Dấu: Nước lớn 16g00’ – nước ròng 04g28’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Dậu (17g-19g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Hôm nay thuận cho việc: Ký kết, Cưới hỏi, Sửa chữa, Di dời.

Cung hoàng đạo: Cự Giải – Con cua (22/6 - 22/7): Người thuộc cung này là mẫu người giàu tình cảm, thông minh, tinh tế nhưng lại bảo, bướng bỉnh, thiếu quyết đoán.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Chuyển đổi số không phải là câu chuyện cá lớn nuốt cá bé mà là cá nhanh nuốt cá chậm” (Klaus Schwab)

“Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên” (Albert Einstein)

“Một ngày mà không học được cái gì thì đừng đi ngủ” (Lê Thẩm Dương)

Chả cá Hà Nội - món đặc sản hấp dẫn du khách

Một món ăn làm hài lòng được hầu hết thực khách trong và ngoài nước, chắc chắn nó sẽ phải vô cùng thú vị. Sự thú vị được người ta trải nghiệm từ lúc thưởng thức cho đến khi tỏ tường câu chuyện làm nên hương vị độc đáo ấy là một chiều dài lịch sử gìn giữ và phát triển.

Tinh hoa Hà Thành

Chả cá là món ăn lạ lùng. Lạ lùng là bởi nó đã làm thay đổi tên của cả một con phố. Phố Hàng Sơn nhỏ bé bỗng một ngày đẹp trời biến thành phố Chả Cá. Gia tộc họ Đoàn - nơi đầu tiên phát tích món ngon Hà thành này - tính đến nay đã có tới hơn 150 năm và truyền qua 5 đời gìn giữ và phát huy món ăn do mình sáng chế. Thật may mắn, càng về sau món ăn càng phát triển, được thực khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Từng được đài CNN của Mỹ xếp thứ 5/10 món ăn nhất định phải thử khi đến Hà Nội, chả cá cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu trong thực đơn đãi quan khách lẫn báo giới quốc tế tại các kỳ hội nghị cấp cao. Trong những cuốn cataloge quảng bá về du lịch Hà Nội, trong những tour giới thiệu trải nghiệm ẩm thực Hà thành thì chả cá Lã Vọng cũng là một trong những món được ưu ái lựa chọn. Nếu ai đã từng được trải nghiệm món chả cá Lã Vọng tại một số nhà hàng nổi tiếng ở Thủ đô sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh khách Tây, khách ta ra vào nhộn nhịp, điều mà không phải món ăn nào của Hà Nội cũng nhận được sự ưa thích như vậy.

Món ăn bắt nguồn từ sự sáng tạo

Nói về ẩm thực Hà thành thì có muôn vàn câu chuyện về sự cầu kỳ và tinh tế. Cũng chính sự cầu kỳ tinh tế đó đã nâng thực phẩm bình dân lên thành đặc sản.

Chả cá Hà Nội được làm từ cá lăng, một loại cá trơn sống tự nhiên (hoặc được nuôi trên các con sông như sông Hồng, sông Đà...). Cá lăng được chọn để làm chả cá là bởi nó ít xương, thịt có độ dai, giòn, ngọt tự nhiên. Cá được lọc bỏ xương, chỉ lấy phần phi lê và cắt miếng vuông vức rồi đem tẩm ướp gia vị trong vòng ít nhất 3 giờ gồm nghệ, giềng giã nhuyễn, mẻ, mắm tôm lọc thật kỹ. Tỉ lệ pha trộn giữa nghệ, giềng, mẻ, mắm tôm phải cân chỉnh sao cho hợp lý để miếng cá đậm, thơm đúng độ.

Những miếng cá đã tẩm ướp lần lượt được kẹp vào những que tre tươi mới chẻ. Trước khi kẹp cá để nướng cũng phải khéo léo quết lên những thanh tre ấy một lớp mỡ cá để vừa chống dính lại vừa tạo độ thơm cho miếng chả. Khi nướng trên than hồng cũng cần sự khéo léo để miếng cá sém vàng đều, hai mặt săn lại cho đến khi từ màu vàng nghệ chuyển sang màu nâu cánh gián nhạt là được. Độ chín của miếng chả cá chỉ vào khoảng 80% là được, nếu chín quá thì sẽ bị khô và lúc đưa lên chảo dễ bị bở. Việc tẩm ướp từ 3 - 8 giờ một phần giúp miếng chả cá thấm đủ gia vị, phần nữa là tạo độ ẩm và độ dai. Đó là bí quyết giúp miếng chả cá ngon và đậm vị hơn.

Màu vàng của chả cá kết hợp với màu xanh tươi của rau hành, điểm thêm chút nâu nâu của mắm tôm, đỏ của ớt hay trắng muốt của bún giống như một bức tranh đa màu sắc được xếp thành tầng lớp mà lại chẳng hề che khuất lẫn nhau. Tất cả tạo nên nét quyến rũ, hấp dẫn đến khó tả, vừa mang phong vị xưa cũ lại vừa chứa đựng cả một nét văn hóa ẩm thực đất Kinh kỳ… tinh tế, tỉ mỉ mà độc đáo và hấp dẫn.

40% ca bệnh tay chân miệng nhiễm chủng EV71, số ca nặng tăng

GS.TS Phan Trọng Lân cho biết, nếu như ở tháng 3, tỷ lệ ca bệnh mắc tay chân miệng nhiễm chủng EV71 (chủng gây biến chứng nặng) chiếm khoảng 6% thì đến giữa tháng 6 tỷ lệ nhiễm EV71 đã tăng lên 40%...

Số ca mắc tay chân miệng phải nhập viện tăng cao
Số ca mắc tay chân miệng phải nhập viện tăng cao

Trao đổi với báo chí, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận gần 15 nghìn ca mắc tay chân miệng, 6 trường hợp tử vong.

Bệnh tay chân miệng lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Chủng EV71 thường gây bệnh cảnh nặng và dễ gây các biến chứng, có thể tử vong.

Đáng chú ý, năm nay, có sự gia tăng tỷ lệ ca mắc dương tính với chủng EV71. Nếu như tuần 14 chủng này chiếm khoảng 6% trong các mẫu xét nghiệm thì tuần 23 tỷ lệ dương tính với chủng EV71 đã tăng lên 40% trong các mẫu xét nghiệm. Đặc điểm này khiến cho các ca mắc bệnh tay chân miệng diễn biến nặng nhiều hơn so với các năm trước đây.

Ông Lân cho biết, hiện các thuốc điều trị bệnh tay chân miệng thông thường cơ bản đáp ứng đủ công tác điều trị.