Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 3 tháng 11 năm 2023 tốt hay xấu?

ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 3-11-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho khai trương, cầu tài lộc.

Thứ 6 ngày 3 tháng 11 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Chín (Thiếu)

Tháng Nhâm Tuất

Ngày Ất Sửu

Giờ Bính Tý

Hành Kim – Trực Bình – Sao Lâu

Sương Giáng: 23/10/2023 (09/09 âm lịch) lúc 23h22’

Lập Đông: 07/11/2023 (24/09 âm lịch) lúc 22h36’

Hòn Dấu: Nước lớn 08g00’ – nước ròng 20g38’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận cho việc: Khai trương, Cầu tài lộc.

Cung hoàng đạo: Bọ Cạp – Con bọ cạp (24/10 - 22/11): Người thuộc cung này trung thực, thông minh, nhạy bén, nghị lực, tính đa nghi, nóng nảy quyết đoán.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Chuyển đổi số không phải một khoản chi phí mất đi, mà là một khoản đầu tư tạo ra lợi nhuận” (Bộ Thông tin và Truyền thông)

“Cuộc sống không phải là dựa dẫm chờ người khác làm bạn hạnh phúc. Cuộc sống là làm bất cứ điều gì khiến CHÍNH BẠN hạnh phúc” (Khuyết danh)

“Ai nói được liệu một khoảng khắc hạnh phúc yêu thương hay niềm vui được hít thở khí trời hay đi dạo dưới ánh nắng rực rỡ và ngửi mùi không khí tươi mát lại không xứng đáng với tất cả những đau khổ và nỗ lực của đời người” (Erich Fromm)

Xem Cảnh sát PCCC Hà Nội hướng dẫn Đội phản ứng nhanh giao thông Thành đoàn thực hành cứu hộ, cứu nạn trên sông Hồng

Ngày 2-11,Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH CATP đã tổ chức tập huấn kỹ năng cứu hộ, cứu nạn cho Đội phản ứng nhanh giao thông năm 2023 trên sông Hồng.

Tại khu vực bãi nhãn, sông Hồng (gần cầu Vĩnh Tuy), lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH CATP Hà Nội đã hướng dẫn, thị phạm các kỹ năng cứu nạn cứu hộ

Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông, Phòng Cảnh sát PCCC Hà Nội tham gia chương trình

Những kỹ năng cứu nạn cứu hộ được hướng dẫn các tình nguyện viên Đội phản ứng nhanh giao thông của Thành đoàn thực hành trực tiếp

Các tình nguyện viên Đội phản ứng nhanh giao thông của Thành đoàn thực hành trực tiếp chữa cháy bằng bình bọt, bình khí CO2

Hà Nội đưa giáo dục di sản văn hóa địa phương vào hoạt động ngoại khóa của nhà trường

Với mục tiêu đến năm 2025, 100% các nhà trường tổ chức giáo dục di sản văn hóa tại di tích lịch sử, di sản văn hóa địa phương ít nhất 1 lần/năm học, ngành Giáo dục Hà Nội ký kết hợp tác với nhiều đơn vị về giáo dục di sản cho học sinh.

Hà Nội tổ chức ký thoả thuận hợp tác về việc triển khai chương trình giáo dục di sản trong trường học

Chiều 2-11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức ký thoả thuận hợp tác với Sở Văn hoá và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và UBND các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây về việc triển khai chương trình giáo dục di sản, tham quan học tập ngoại khoá tại các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn thành phố.

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương nhấn mạnh, Hà Nội có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với hơn 2.800 trường học, hơn 2,2 triệu học sinh.

Nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá cho học sinh được ngành Giáo dục và cả hệ thống chính trị quan tâm. Trên địa bàn thành phố có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị, là nguồn tài nguyên giáo dục quý báu trong công tác giáo dục học sinh.

Nhằm thực hiện Chương trình 06/Ctr-TU của Thành uỷ Hà Nội về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, giai đoạn 2021-2025”, nâng cao hiệu quả giáo dục di sản cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và các đơn vị, địa phương thống nhất thoả thuận hợp tác giáo dục di sản cho học sinh.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị các đơn vị quản lý di tích, Sở Văn hoá và Thể thao, các quận, huyện, thị xã tăng cường phối hợp, tạo điều kiện cho các nhà trường đưa học sinh đến học tập, tìm hiểu về lịch sử truyền thống dân tộc.