Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 29 tháng 11 năm 2023 tốt hay xấu?

ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 29-11-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho ký kết, xây dựng.

Thứ 4 ngày 29 tháng 11 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Mười (Đủ)

Tháng Quý Hợi

Ngày Tân Mão

Giờ Mậu Tý

Hành Mộc – Trực Định – Sao Bích

Tiểu Tuyết: 22/11/2023 (10/10 âm lịch) lúc 21h03’

Đại Tuyết: 07/12/2023 (25/10 âm lịch) lúc 05h22’

Vũng Tàu: Nước lớn 01g13’ – nước ròng 08g46’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận cho việc: Ký kết, Xây dựng.

Cung hoàng đạo: Nhân Mã – Người bắn cung (24/10 - 22/11): Người thuộc cung này thông minh, hoạt bát, phóng khoáng, thẳng thắn, nhạy cảm dễ nóng nảy, thiếu sự kiên trì.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Tha thứ cho kẻ thù dễ hơn tha thứ cho bạn hữu” (Dorothée Deluzy)

“Cuộc sống mới ngắn ngủi làm sao. Tôi thà hát một bài hát, còn hơn là nghe hiểu hàng ngàn bài” (Jack London)

“Đời là cái chén nhiệm màu lấp lánh gần tới miệng” (Lord Byron)

Tái chế lốp ô tô hết hạn thành pin ô tô điện

Một thành phần thiết yếu trong cực dương của pin lithium-ion dùng cho ô tô điện hiện nay được lấy từ lốp ô tô đã hết hạn sử dụng. Đây được xem là sự phát triển bền vững của nền kinh tế tuần hoàn.

Trên toàn cầu, mỗi năm có khoảng hơn 1 tỷ tấn lốp xe hết hạn sử dụng được
Và việc chuyển sang sử dụng xe điện, vốn nặng hơn do sử dụng pin, dự kiến ​​sẽ chỉ làm tăng lượng lốp xe thải ra
Công ty khởi nghiệp tại Chile đã tái chế lốp ô tô đã qua sử dụng thành pin ô tô điện hiện đại
Họ tinh chế 'muối cacbon' - được thu hồi từ lốp xe bằng phương pháp nhiệt phân - thành cacbon cứng grafit cấp pin, một thành phần thiết yếu trong cực dương của pin lithium-ion

Việt Nam mạnh mẽ thực hiện cam kết chống biến đổi khí hậu

Việt Nam không chỉ có những hành động quyết liệt và cụ thể thực hiện cam kết về đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 đưa ra tại COP26 cách đây 2 năm mà còn tiếp tục công bố một số sáng kiến, cam kết mới của nước ta nhân COP28 nhằm cùng cộng đồng quốc tế ứng phó tốt nhất với biến đổi khí hậu trong tương lai.

Trong nỗ lực thực hiện cam kết ứng phó biến đổi khí hậu, Việt Nam đã triển khai hàng loạt dự án năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng mặt trời

Chung tay ứng phó thách thức toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vào chiều 28-11 đã rời Thủ đô Hà Nội lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra từ ngày 29-11 đến 3-12, tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) theo lời mời của Chính phủ UAE. Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự COP28 là dịp để Việt Nam thể hiện mạnh mẽ thông điệp trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tham gia xử lý thách thức chung toàn cầu về biến đổi khí hậu; để cộng đồng quốc tế hiểu rõ chủ trương, quyết tâm nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại này.

Hội nghị thượng đỉnh COP28 diễn ra vào thời điểm then chốt cho hành động của toàn cầu về chống biến đổi khí hậu. Nhiệt độ tăng cao kỷ lục trong năm 2023 và tác động nặng nề của các hiện tượng thời tiết cực đoan như cháy rừng, lũ lụt, bão và hạn hán trên toàn thế giới đang khiến việc giải quyết các vấn đề khí hậu ngày càng trở nên cấp bách.

Hành động khẩn trương, quyết liệt

Do vị trí địa lý đặc thù nhiệt đới gió mùa cùng đường bờ biển dài hơn 3.000km bên bờ Thái Bình Dương, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là từ vấn đề nước biển dâng. Theo một số nghiên cứu, nếu nước biển dâng 1m, 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 10% diện tích đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của 20-30 triệu người dân.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách toàn diện, quyết liệt nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong đó có việc tham gia vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. Điều này thể hiện qua cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP26 vào tháng 11-2021, khi Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết, Việt Nam sẽ đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.