Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 28 tháng 10 năm 2023 tốt hay xấu?

ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 28-10-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho về nhà mới, di dời.

Thứ 7 ngày 28 tháng 10 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Chín (Thiếu)

Tháng Nhâm Tuất

Ngày Kỷ Mùi

Giờ Giáp Tý

Hành Hỏa – Trực Thu – Sao Nữ

Sương Giáng: 23/10/2023 (09/09 âm lịch) lúc 23h22’

Lập Đông: 07/11/2023 (24/09 âm lịch) lúc 22h36’

Hòn Dấu: Nước lớn 00g01’ – nước ròng 07g08’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận cho việc: Về nhà mới, Di dời.

Cung hoàng đạo: Bọ Cạp – Con bọ cạp (24/10 - 22/11): Người thuộc cung này trung thực, thông minh, nhạy bén, nghị lực, tính đa nghi, nóng nảy quyết đoán.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Có những điều được lặp lại cho đôi tai, cho lý trí, nhưng không có điều lặp lại cho trái tim” (Chamfort)

“Chúng ta sinh ra để sống và để trải nghiệm cuộc sống” (Jack Ma)

“Cuộc sống là và sẽ luôn là một phương trình không có lời giải, nhưng nó chứa đựng một số thừa số đã được biết” (Nikola Tesla)

Từ hôm nay, các nhà mạng sử dụng tên định danh để chống cuộc gọi mạo danh

Kể từ ngày 27-10, tất cả số điện thoại của các đơn vị thuộc Bộ TT-TT gọi đến người dân sẽ đều hiển thị tên định danh “BO TTTT”. Cuộc gọi của doanh nghiệp viễn thông tới khách hàng cũng hiển thị tên định danh của nhà mạng.

Định danh cuộc gọi góp phần chống cuộc gọi rác, lừa đảo

Theo Bộ TT-TT, gần đây, một số đối tượng đã sử dụng số thuê bao cố định, di động giả mạo xưng danh là Bộ TT-TT, Công an, Viện kiểm sát, ngân hàng, nhà mạng viễn thông… gọi điện đến số điện thoại cố định, di động của người dân.

Mục đích của các đối tượng là để thu thập thông tin nhằm hù dọa, lừa đảo để từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân. Hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Để phòng chống hình thức lừa đảo qua các cuộc gọi mạo danh, lãnh đạo Bộ TT-TT đã chỉ đạo triển khai cấp tên định danh (Voice brandname) cho các số điện thoại là các số đường dây nóng của các đơn vị thuộc Bộ, cấp tên định danh cho các nhà mạng viễn thông di động, cố định : VNPT, Viettel, MobiFone, FPT…

Giải pháp này cũng sẽ giúp người dân nâng cao cảnh giác trước các phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo.

Cụ thể, kể từ ngày 27-10-2023, tất cả các số điện thoại gọi đến người dân của các đơn vị thuộc Bộ TT-TTlà Văn phòng Bộ, Cục Báo chí, Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện sẽ có hiển thị tên định danh “BO TTTT”.

Đồng thời, các số điện thoại của doanh nghiệp viễn thông khi gọi đến khách hàng sử dụng dịch vụ cũng đều hiển thị tên định danh như: VNPT, VinaPhone (nhà mạng Vinaphone), VIETTELCSKH (nhà mạng Viettel); FPT SHOP (nhà mạng FPT), LOCAL (nhà mạng ASIM)…

Đề xuất bổ sung hàng loạt đối tượng được hỗ trợ về nhà ở xã hội

Tại Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đang được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 6, cơ quan soạn thảo đã đề xuất bổ sung thêm nhiều nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội.

Điều 76 dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội gồm:

Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị; Công nhân, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu thuộc Quân đội nhân dân, thuộc Công an nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đang phục vụ tại ngũ, trừ trường hợp được bố trí thuê nhà ở công vụ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 45 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Dự thảo, trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định;

Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở;

Học sinh, sinh viên các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập; Doanh nghiệp, hợp tác xã trong khu công nghiệp.

Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đề xuất thêm nhiều quy định mới về nhà ở xã hội