Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 27 tháng 9 năm 2023 tốt hay xấu?

ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 27-9-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho di dời, trồng cây, đào giếng.

Thứ 4 ngày 27 tháng 9 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Tám (Đủ)

Tháng Tân Dậu

Ngày Mậu Tý

Giờ Nhâm Tý

Hành Hỏa – Trực Bình – Sao Cơ

Thu Phân: 23/09/2023 (09/08 âm lịch) lúc 13h51’

Hàn Lộ: 08/10/2023 (24/08 âm lịch) lúc 20h16’

Vũng Tàu: Nước lớn 01g00’ – nước ròng 06g20’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Thân (15g-17g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận cho việc: Di dời, Trồng cây, Đào giếng.

Cung hoàng đạo: Thiên Bình – Cái cân (23/8 - 22/9): Người thuộc cung này tài hoa thông minh, sáng tạo, từ tốn, cứng rắn nhưng thiếu quyết đoán, cố chấp.

*Ngày Du lịch Thế giới (1980):

Từ năm 1980, Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 27 tháng 9 hàng năm làm "Ngày Du lịch thế giới". Ngày 27 tháng 9 được chọn vì vào ngày này năm 1970, điều lệ của "Tổ chức Du lịch Thế giới" đã được chấp thuận. Việc chấp thuận điều lệ của Tổ chức được coi như mốc lịch sử quan trọng cho ngành du lịch toàn cầu. Mục tiêu của ngày này là để tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch trong cộng đồng quốc tế và để chứng tỏ cách mà du lịch ảnh hưởng tới các giá trị văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế trên khắp thế giới.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Du lịch khiến con người trở nên khiêm nhường. Bạn thấy được chỗ mình chiếm nhỏ bé như thế nào trên thế gian” (Gustave Flaubert)

“Khi sinh ra, ta cất tiếng khóc bởi ta đã bước vào sân khấu vĩ đại của những kẻ dại khờ” (William Shakespeare)

“Sống vô tư nhưng không khinh suất; vui tươi nhưng không ầm ĩ; can đảm nhưng không liều lĩnh; tin tưởng và vui vẻ cam chịu nhưng không theo thuyết định mệnh - đó là nghệ thuật sống” (La Fontaine)

Chiêm ngưỡng chiếc đèn Trung thu cổ thất truyền được phục chế

Những ngày này, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, du khách có dịp trải nghiệm Trung thu xưa và nay. Cùng với các mẫu đèn Trung thu cổ bị thất truyền được phục chế, du khách cũng cảm nhận được sự đa dạng, độc đáo của đồ chơi trung thu hiện đại hiện nay.

Ảnh tư liệu đèn lồng con cá, chụp năm 1932, tại triển lãm đồ chơi An Nam
Cửa hàng bán đồ chơi Trung thu xưa
Đèn con cua luộc mới được phục chế
Du khách có dịp trải nghiệm Trung thu xưa được phục chế tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long

Cấp căn cước công dân cho người gốc Việt thể hiện tính nhân văn của Nhà nước Việt Nam

Theo dự thảo Luật Căn cước công dân được đưa ra tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, người gốc Việt sẽ được cấp CCCD Việt Nam.

Trao đổi tại tọa đàm về các dự án luật trong lĩnh vực công an được đưa ra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp đã khẳng định đề xuất cấp CCCD cho người gốc Việt thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Người gốc Việt cũng sẽ được cấp CCCD theo Luật Căn cước sửa đổi

“Việc cấp giấy căn cước cho người gốc Việt Nam xuất phát từ quyền của người dân, mong muốn của chính họ và phục vụ công tác quản lý nhà nước. Khi được cấp căn cước, người gốc Việt Nam sẽ có một cuộc sống an ninh, an toàn, được tham gia vào các chính sách của Nhà nước, thực hiện các giao dịch của xã hội. Giấy căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam có chất liệu và kích thước giống như thẻ Căn cước cấp cho công dân Việt Nam, tuy nhiên có sự khác nhau về màu sắc và thông tin trên thẻ” – Thiếu tướng Phạm Công Nguyên cho biết.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên cũng cho biết, theo dự thảo Luật Căn cước, căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ; khi người dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ căn cước. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31-12-2024.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Thẻ căn cước công dân quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị như thẻ căn cước được quy định tại Luật này.

Cơ quan quản lý nhà nước không được quy định thủ tục riêng về thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.