Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 26 tháng 11 năm 2024 tốt hay xấu?

ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 26/11/2024 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho  họp mặt, xuất hành, đính hôn, cưới gả, đổ mái, sửa kho, mua gia súc, an táng.

Thứ 3 ngày 26 tháng 11 năm 2024

Năm Giáp Thìn

Tháng Mười (Đ)

Tháng Ất Hợi

Ngày Giáp Ngọ

Giờ Giáp Tý

Ngũ hành: Kim - Sao: Thất - Trực: Nguy

Lập đông: 07/11/2024 (07/10 âm lịch) lúc 05g21’

Tiểu tuyết: 22/11/2024 (22/10 âm lịch) lúc 02g57’

Đà Nẵng: nước lớn 20g00’ - nước ròng 12g00‘

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Thân (15g-17g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: Họp mặt, xuất hành, đính hôn, cưới gả, đổ mái, sửa kho, mua gia súc, an táng.

Cung hoàng đạo: Thiên Yết – Con bọ cạp (23/10 – 22/11): Thiên Yết là cung mạnh mẽ nhất trong 12 chòm sao cung hoàng đạo. Họ có khả năng quan sát tuyệt vời, giải quyết vấn đề xuất sắc và kiên định. Mặc dù tốt bụng, thú vị và sẵn lòng giúp đỡ người khác, Thiên Yết có xu hướng ghen tuông, thích kiểm soát mọi thứ và thù dai.

Thiên Yết cuồng nhiệt trong tình yêu. Với sự bí ẩn và gợi cảm, họ dễ gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của người khác. Thiên Yết luôn phân định rõ ràng giữa tình cảm và công việc, tạo điều kiện cho sự phát triển thành công.

Thiên Yết phù hợp với các công việc như nhà khảo cổ, chuyên gia ẩm thực, chính trị gia, nhà khoa học, phóng viên điều tra, bác sĩ phẫu thuật… Với sự quan sát tinh tế, khả năng giải quyết vấn đề và sự kiên định, Thiên Yết có cơ hội phát triển thành công trong những lĩnh vực này.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Trong họa, phúc thường mọc sẵn. Trong phúc, họa thường chờ sẵn” (Lão Tử)

“Hãy để cuộc đời bạn nhẹ nhàng nhảy múa trên rìa của Thời gian như giọt sương trên đầu ngọn lá” (Rabindranath Tagore)

“Thật ra, con người sống rất ngắn ngủi, đôi khi cũng giống như một giấc ngủ, ánh mắt vừa đóng vừa mở, một ngày liền trôi qua, ánh mắt vừa đóng không mở, đời này liền trôi qua” (Khuyết danh)

* Ngày này năm xưa:

- Ngày 26/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh quy định tổ chức ngành thương mại nước ta. Từ đó đến nay, ngành thương mại đã không ngừng phấn đấu, trưởng thành, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước qua các giai đoạn cách mạng, ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.

- Ngày 26/11/1974, khởi công xây dựng cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng ở Hà Nội. Sau gần 10 năm, đến tháng 5-1984, cây cầu này mới được xây dựng xong. Phần cầu chính trên sông dài 1.688 mét gồm 15 nhịp thép - Nếu tính cả cầu dẫn thì phần đường sắt dài 5.500 mét, đường ôtô dài 3.000 mét. Cầu Thăng Long là cây cầu lớn nhất và hiện đại nhất của Thủ đô Hà Nội. Cầu vượt Sông Hồng, cách cầu Long Biên 11 km về thượng lưu. Cầu Thăng Long có hai tầng. Tầng dưới, ở giữa là hai tuyến đường sắt (thiết kế theo khổ ray 1.435 mm), hai bên là đường xe thô sơ 3,5 m (có thể chạy ô tô 10 tấn). Tầng trên là đường ô tô rộng 15 m (cho bốn làn xe H30), hai bên là đường dùng cho người đi bộ rộng 1,5 m. Chiều dài toàn cầu tính theo đường sắt (tầng dưới) là 5.503 m, tính theo đường ô tô (tầng trên) là 3.115 m, tính theo đường xe thô sơ là 2.658 m. Phần cầu chính (vượt sông) gồm 15 nhịp dầm thép, khẩu độ mỗi nhịp 112 m. Móng trụ cầu chính đều dùng giếng chìm (trong đó có 4 trụ là giếng chìm chở nổi, ngoài ra là giếng chìm đắp đảo). Phần cầu dẫn ở hai bên bờ đều dùng dầm bê tông dự ứng lực (dầm đường sắt và đường xe thô sơ đều là dự ứng lực căng sau, dầm đường ô tô dùng dự ứng lực căng trước). Các trụ cầu dẫn đều dùng móng cọc ống phi 55 cm. Cầu Thăng Long khởi công 1974, hoàn công cuối 1985; là cầu kim loại lớn nhất của Việt Nam hiện nay.