Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 21 tháng 8 năm 2024 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 21-8-2024 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho họp mặt, đính hôn, cưối gá, khai trương, ký kết, giao dịch, xuất hàng, mua gia súc.

Thứ 4 ngày 21 tháng 8 năm 2024

Năm Giáp Thìn

Tháng Bảy (Đủ)

Tháng Nhâm Thân

Ngày Đinh Tỵ

Giờ Canh Tý

Ngũ hành: Thổ - Sao: Chẩn - Trực: Thu

Lập thu: 07/08/2024 (04/7 âm lịch) lúc 07g10’

Xử thử: 22/08/2024 (19/7 âm lịch) lúc 21g56’

Vũng Tàu: nước lớn 14g19’ - nước ròng 21g07’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Dậu (17g-19g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: Họp mặt, đính hôn, cưới gả, khai trương, ký kết, giao dịch, xuất hàng, mua gia súc.

Cung hoàng đạo: Sư Tử – con Sư tử (23/7 – 22/8): Sư Tử là những người đoàn kết, lắng nghe ý kiến của bạn bè và người thân trước khi đưa ra quan điểm riêng. Họ mang trong mình nụ cười chân thành và đơn giản, thái độ tích cực và không bao giờ khóc trước mặt người khác. Mặc dù có tính nóng tính, Sư Tử thông minh và tài giỏi.

Sư Tử dễ phát sinh tình cảm trong môi trường công việc. Khi yêu, họ tỏ ra chân thành và trung thành. Tuy nhiên, điều này cũng khiến họ dễ bị tổn thương sâu sắc khi gặp phản bội hoặc chia tay.

Với tính năng nóng tính và sự thông minh, Sư Tử thích hợp với các công việc mạo hiểm như quản lý bán hàng, khởi nghiệp, hướng dẫn viên, stylist, nghệ sĩ.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Người lạc quan có thể thấy ánh sáng ở nơi tăm tối, nhưng tại sao kẻ bi quan cứ phải chạy tới thổi tắt nó” (René Descartes)

“Cuộc đời tôi là thông điệp của tôi” (Mahatma Gandhi)

“Cuộc đời này đáng sống, ta có thể nói như vậy, bởi nó là điều mà chúng ta tạo nên” (William James)

* Ngày này năm xưa:

- Từ 21 đến 24/8/1965, liên tiếp trong 4 ngày, hơn 2.000 sinh viên, thanh niên Huế tập trung giữa thành phố để phản đối chế độ quân dịch, và dùng loa phóng thanh đọc một bản tuyên ngôn đòi "lật đổ chính phủ quân sự Thiệu Kỳ"... Ngày 28-8, hơn 4.000 học sinh, sinh viên Huế lại biểu tình đòi lật đổ Thiệu - Kỳ. Đêm hôm ấy thanh niên ở thành phố Đà Nẵng đi xe đạp, xe máy khắp phố kêu gọi đấu tranh. Sáng hôm sau có 3.000 học sinh bãi khoá và nhiều cửa hiệu đóng cửa ủng hộ thanh niên. Để hưởng ứng cuộc đấu tranh của thanh niên, đồng bào Phật giáo ở Huế, Đà Nẵng tổ chức những "đêm không ngủ". Ở Sài Gòn, ngày 29-8, học sinh, sinh viên cử một đoàn đại biểu đến gặp Nguyễn Hữu Có, "tổng ủy chiến tranh" ngụy, lên án chế độ quân dịch.