Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 19 tháng 11 năm 2023 tốt hay xấu?

ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 1-11-2022 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho về nhà mới, cưới hỏi, sửa chữa, cầu tài, cầu phúc.

Chủ nhật ngày 19 tháng 11 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Mười (Đủ)

Tháng Quý Hợi

Ngày Tân Tỵ

Giờ Mậu Tý

Hành Kim – Trực Phá – Sao Phòng

Tiểu Tuyết: 22/11/2023 (10/10 âm lịch) lúc 21h03’

Đại Tuyết: 07/12/2023 (25/10 âm lịch) lúc 05h22’

Nha Trang: Nước lớn 00g01’ – nước ròng 09g16’

Giờ Hoàng đạo: Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận cho việc: Khai trương, Giao dịch, Ký kết, Xây dựng.

Cung hoàng đạo: Bọ Cạp – Con bọ cạp (24/10 - 22/11): Người thuộc cung này trung thực, thông minh, nhạy bén, nghị lực, tính đa nghi, nóng nảy quyết đoán.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Người lạc quan sống trên bán đảo của những khả năng vô tận, người bi quan kẹt trên bán đảo của những do dự vô cùng” (William Arthur Ward)

“Cuộc sống là một niềm an ủi vô bờ. Cuộc sống chỉ cho ta mà không cần lấy bớt đi. Cuộc sống cho ta tất cả và mỉm cười khi thấy ta dại dột.” (Trịnh Công Sơn)

“Cuộc sống quá ngắn, và quá đẹp. Đừng quá quan trọng công việc. Hãy tận hưởng cuộc đời” (Jack Ma)

Đồng bộ dữ liệu hơn 2,2 triệu cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ cho biết, tổng số dữ liệu được đồng bộ đạt hơn 2,2 triệu/hơn 2,3 triệu dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của các Bộ, ngành, địa phương vào Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức.

Bộ Nội vụ cho biết, đã có 100% bộ, ngành, địa phương hoàn thành kết nối, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức; trong đó có 67 bộ, ngành, địa phương đã đồng bộ 100% dữ liệu, 11 bộ, ngành, địa phương đồng bộ trên 90% dữ liệu.

Tổng số dữ liệu được đồng bộ đạt hơn 2,2 triệu/hơn 2,3 triệu dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của các Bộ, ngành, địa phương vào Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức (đạt tỷ lệ 95,3%, tăng 14.435 dữ liệu so với tháng 9/2023); trong đó dữ liệu của Bộ, ngành là 186.716 hồ sơ và dữ liệu của địa phương là 2.013.780 hồ sơ.

Như vậy, Bộ Nội vụ là một trong 3 bộ đã hoàn thành kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Trong những tháng cuối năm 2023, Bộ Nội vụ đặt ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính theo Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ; tập trung xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trong đó hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức để kết nối, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; chú trọng rà soát, cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính không còn phù hợp, bảo đảm thực chất, hiệu quả.

Người dân Thủ đô chưa muốn bỏ xe cá nhân đi xe buýt, làm sao để thay đổi thói quen này?

Mục tiêu TP Hà Nội đưa ra đến năm 2025 sẽ có 30% người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng, nhưng đến nay con số này mới đạt 19%. Vậy làm sao để người dân từ bỏ phương tiện cá nhân để sử dụng xe buýt?

Khó đạt mục tiêu

Thông tin từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội cho biết, hiện nay mạng lưới xe buýt trên địa bàn TP có 154 tuyến, trong đó 130 tuyến trợ giá. Sản lượng khách vận chuyển trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt trên 350 triệu lượt khách, đạt tỷ lệ 19,5%.

Theo mục tiêu TP Hà Nội đưa ra, vào năm 2025, tỷ lệ người dân sử dụng vận tải khách công cộng đạt 30%, như vậy, với kết quả hiện tại, ông Thái Hồ Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội thừa nhận, so với kỳ vọng còn nhiều khó khăn.

Tại tọa đàm “Xe buýt Thủ đô cần làm gì để nâng cao chất lượng xe buýt”do báo Giao thông tổ chức ngày 17/11, ông Nguyễn Công Nhật, Tổng giám đốc VinBus cũng cho rằng, "đến 2025 vận tải hành khách công cộng chiếm 30-35%" là một mục tiêu đầy thách thức.

Những mong muốn có đạt được không còn phụ thuộc vào các bên và vai trò lớn là của Nhà nước. Muốn xe buýt đi nhanh hơn, dịch vụ hấp dẫn hơn cần những ưu tiên về cơ chế chính sách như trợ giá... Đó là điều doanh nghiệp không tự chủ được.

Góc độ thứ hai là vai trò của doanh nghiệp. Cơ chế chính sách không thể chạy theo kịp được theo các yêu cầu của đời sống. Do đó, doanh nghiệp phải xác định nỗ lực trong khi chờ những chính sách ưu tiên, nhất là nỗ lực trong việc tăng chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, muốn đạt được mục tiêu này cần sự đồng hành của cộng đồng.

Rất nhiều người dân muốn từ bỏ phương tiện cá nhân để đi xe buýt nhưng chưa đáp ứng được

Bức xúc nhất về chất lượng phục vụ

Theo ông Phương, trong những phản ánh của hành khách có rất nhiều bức xúc về chất lượng phục vụ của lái xe, nhân viên.

“Chúng tôi đang rà soát tổng thể mạng lưới tuyến, sắp tới sẽ điều chỉnh dịch vụ, lộ trình, tần suất biểu đồ 71 tuyến để nâng chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, ở thái độ phục vụ của lái xe, nhân viên bán vé hiện đơn vị chưa có đủ nguồn lực, thông tin hàng ngày.

Do đó, rất cần sự giám sát của người dân, báo chí để làm thước đo xử phạt vi phạm hợp đồng, thước đo cho sự hài lòng của hành khách”, ông Phương nói và cho biết, hiện đơn vị đã có kênh thông tin điều hành đến từng lái xe và có kênh riêng khác truyền thông tin trực tiếp đến giám đốc đơn vị.

Chất lượng và thái độ phục vụ trong xe buýt được người dân quan tâm