Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 19 tháng 10 năm 2023 tốt hay xấu?

ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 19-10-2022 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho giao dịch, ký kết, khai trương, xây dựng. 

Thứ 5 ngày 19 tháng 10 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Chín (Thiếu)

Tháng Nhâm Tuất

Ngày Canh Tuất

Giờ Bính Tý

Hành Kim – Trực Kiến – Sao Giác

Sương Giáng: 23/10/2023 (09/09 âm lịch) lúc 23h22’

Lập Đông: 07/11/2023 (24/09 âm lịch) lúc 22h36’

Hòn Dấu: Nước lớn 06g00’ – nước ròng 19g41’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Dậu (17g-19g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận cho việc: Giao dịch, Ký kết, Khai trương, Xây dựng.

Cung hoàng đạo: Thiên Bình – Cái cân (23/9 - 22/10): Người thuộc cung này tài hoa thông minh, sáng tạo, từ tốn, cứng rắn nhưng thiếu quyết đoán, cố chấp.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Trên đường học vấn, hễ không tiến ắt lùi” (M. Roustan)

“Cuộc sống được tạo nên từ vô vàn cuộc chia ly hàn gắn lại với nhau” (Charles Dickens)

“Cuộc đời này đáng sống, ta có thể nói như vậy, bởi nó là điều mà chúng ta tạo nên” (William James)

Lương tối thiểu vùng chưa thể tăng từ 1/1/2024

Phiên họp tiếp theo của Hội đồng Tiền lương quốc gia dự kiến diễn ra vào khoảng cuối tháng 11/2024, do đó việc tăng lương tối thiểu vùng chưa thể thực hiện từ 1/1/2024.

Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp phiên tiếp theo vào khoảng cuối tháng 11/2024

Thông tin về việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2024, ông Tống Văn Lai, Phó Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết Bộ LĐ-TB&XH là một trong 3 thành phần của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, vì vậy phương án lương tối thiểu cần có sự tham gia thương lượng của các bên liên quan, bao gồm đại diện người lao động – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện người sử dụng lao động, và sự tham gia của các chuyên gia độc lập.

Qua 10 năm hoạt động, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã 9 lần khuyến nghị Chính phủ điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng, chỉ có một lần khuyến nghị chưa tăng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (năm 2020, 2021).

Đầu tháng 8 vừa qua, Hội đồng đã họp phiên đầu tiên bàn phương án lương tối thiểu cho năm 2024. Thông thường, cuối tháng 7 đầu tháng 8 hằng năm, Hội đồng sẽ họp để chốt phương án khuyến nghị cho Chính phủ.

Tuy nhiên, từ tình hình thực tế, Hội đồng nhận thấy, nửa đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội dù có những điểm sáng, nhưng thị trường lao động vẫn chưa thực sự ổn định, một số ngành nghề, đặc biệt trong các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày, chế biến gỗ bị ảnh hưởng rất lớn bởi tình trạng thiếu đơn hàng, dẫn đến lao động mất việc, giãn việc…

Tại thời điểm này, Hội đồng Tiền lương quốc gia cho rằng chưa đủ “chín muồi” cũng như cơ sở để đề xuất phương án cho năm tới. Do đó, Hội đồng đã thống nhất báo cáo Chính phủ cuối quý 4 (dự kiến cuối tháng 11, đầu tháng 12) mới họp lại và bàn phương án để có khuyến nghị chính thức với Chính phủ phương án lương tối thiểu cho năm 2024.

Cuối quý 4, Hội đồng Tiền lương Quốc gia mới họp bàn và có khuyến nghị với Chính phủ thì chắc chắn lương tối thiểu trong khối doanh nghiệp trong năm tới chưa thể thực hiện được từ ngày 1/1/2024 như thông lệ.

Khi nào trình Chính phủ phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2024?

Bộ LĐ-TB&XH đã cơ bản hoàn thiện phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Đa số các bộ, ngành đều đồng ý với phương án nghỉ trước Tết 2 ngày.

Theo ông Mai Đức Thiện, Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TB&XH, đến nay đơn vị này đã lấy xong ý kiến về phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2024.

Đa số bộ ngành đồng ý phương án nghỉ năm cũ 2 ngày và năm mới 3 ngày. Bộ LĐ-TB&XH sẽ giao Cục An toàn Lao động tổng hợp. Phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 dự kiến được trình Chính phủ xem xét thông qua trong những ngày tới.

Cụ thể, theo phương án trên, người lao động khu vực nhà nước sẽ nghỉ Tết Âm lịch tới từ thứ Năm ngày 8/2 tới hết thứ Tư ngày 14/2/2024, tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn. Ngày đi làm đầu tiên của năm mới sẽ vào thứ Năm ngày mùng 6 Tết (tức ngày 15/2/2024).

Lịch nghỉ Tết trên được các bộ ngành đánh giá hài hòa, thuận lợi cho người dân mua sắm, đi lại nghỉ Tết.

Lịch nghỉ Tết trên áp dụng cho công chức, viên chức và người lao động khu vực Nhà nước. Về phía doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền tự quyết lịch nghỉ Tết âm lịch căn cứ vào phương án do Bộ LĐ-TB&XH đề xuất, song phải thông báo trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày để người lao động chủ động mua vé tàu, vé xe, sắp xếp công việc.