Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 15 tháng 11 năm 2023 tốt hay xấu?

ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 15-11-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho 

Thứ 4 ngày 15 tháng 11 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Mười (Đủ)

Tháng Quý Hợi

Ngày Đinh Sửu

Giờ Canh Tý

Hành Thủy – Trực Mãn – Sao Chẩn

Tiểu Tuyết: 22/11/2023 (10/10 âm lịch) lúc 21h03’

Đại Tuyết: 07/12/2023 (25/10 âm lịch) lúc 05h22’

Hòn Dấu: Nước lớn 04g01’ – nước ròng 18g07’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận cho việc: Xây dựng, Cầu tài, Cầu phúc, Khai trương.

Cung hoàng đạo: Bọ Cạp – Con bọ cạp (24/10 - 22/11): Người thuộc cung này trung thực, thông minh, nhạy bén, nghị lực, tính đa nghi, nóng nảy quyết đoán.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Nếu bạn có một thư viện và một khu vườn, bạn đã có mọi thứ bạn cần” (Marcus Tullius Cicero)

“Việc đời như một giấc mộng, kiếp người được mấy lúc vui” (Khuyết danh)

“Cuộc sống không phải luôn luôn là vấn đề bạn có bao nhiêu bài tốt, mà đôi khi là việc bạn chơi quân bài xấu tốt thế nào” (Jack London)

Bộ GD-ĐT đề xuất chọn phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 "2+2"

Ngày 14-11, Bộ GD-ĐT đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Phương án 1 với 4 môn thi với mục đích nhằm giảm tải áp lực thi cử cho thí sinh.

Bộ GD-ĐT đề xuất chọn phương án thi tốt nghiệp THPT từ 2025 với 4 môn thi để giảm áp lực thi cử

Ngày 14-11, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (gọi tắt là Hội đồng) thảo luận về dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Tại cuộc họp này, Bộ GD-ĐT trình Chính phủ 3 phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 trở đi.

Cụ thể, phương án một: 2 + 2 - thí sinh thi 2 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Phương án hai: 3 + 2 - thí sinh thi 3 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 môn tự chọn (Lịch sử, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Phương án ba: 4 + 2 - thí sinh thi 4 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn (Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Trong ba phương án nêu trên, Bộ GD-ĐT đề xuất chọn phương án một với mục đích nhằm giảm tải áp lực thi cử cho thí sinh, tạo điều kiện để các em tự do lựa chọn, phát huy hết khả năng, sở trường học tập. Đồng thời, việc để học sinh tự chọn 2 môn thi giúp các em có định hướng nghề nghiệp, năng lực, sở thích của bản thân.

Mức phí cao tốc vành đai 4 trên cao thấp nhất 1.900 đồng/km, thời gian hoàn vốn 27 năm

Dự án thành phần 3 - cao tốc Vành đai 4 Hà Nội có mức giá sử dụng dịch vụ đường cao tốc cơ sở là 1.900 đồng/xe tiêu chuẩn/km. Thời gian dự kiến đưa vào khai thác là năm 2027.

UBND TP Hà Nội vừa có Công văn gửi Bộ GTVT và UBND 2 tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên đề nghị thống nhất giá và lộ trình tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc áp dụng cho dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Theo UBND TP Hà Nội, đây là cơ sở để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 3 - cao tốc Vành đai 4 Hà Nội, trong đó có phương án tài chính, hoàn vốn cho công trình.

Dự án thành phần 3 - cao tốc Vành đai 4 Hà Nội có mức giá sử dụng dịch vụ đường cao tốc cơ sở là 1.900 đồng/xe tiêu chuẩn/km. Thời gian dự kiến đưa vào khai thác là năm 2027; lộ trình giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc được điều chỉnh tăng 3 năm 1 lần cho đến thời điểm hoàn vốn.

UBND TP Hà Nội cho biết, mức giá và lộ trình điều chỉnh giá tại dự án cao tốc trên cao Vành đai 4 được xây dựng theo phương pháp so sánh theo quy định tại Điều 5, Thông tư số 25/2014/TT-BTC.

Thi công dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Phối cảnh 1 đoạn dự án cao tốc trên cao Vành đai 4