Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 12 tháng 9 năm 2023 tốt hay xấu?

ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 12-9-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho về nhà mới, sửa chữa.

Thứ 3 ngày 12 tháng 9 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Bảy (Đủ)

Tháng Canh Thân

Ngày Quý Dậu

Giờ Nhâm Tý

Hành Kim – Trực Kiến – Sao Chủy

Xử Thử: 23/08/2023 (08/07 âm lịch) lúc 16h02’

Bạch Lộ: 08/09/2023 (24/07 âm lịch) lúc 04h27’

Vũng Tàu: Nước lớn 02g00’ – nước ròng 07g37’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Hôm nay thuận cho việc: Về nhà mới, Sửa chữa.

Cung hoàng đạo: Xử Nữ – Người trinh nữ (23/8 - 22/9): Người thuộc cung này thông minh, năng động, khéo léo, khiêm tốn, cầu toàn, khá kỹ tính, bảo thủ, quyết đoán.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Dữ liệu đúng, kịp thời sẽ dẫn đến hành động đúng, không cảm tính” (Bộ Thông tin và Truyền thông)

“Đời sống, Đời chết. Đời cười, Đời khóc. Đời thử và Đời bỏ cuộc. Nhưng Đời trông khác biệt trong mắt của mỗi người” (Khuyết danh)

“Thước đo của cuộc đời không phải thời gian, mà là cống hiến” (Peter Marshall)

Tỷ lệ thí sinh xác nhận nhập học đại học năm 2023 thấp hơn năm trước

Kết thúc đợt 1 tuyển sinh ĐH, số liệu cho thấy mới có chưa đến 50% thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT xác nhận nhập học vào các trường ĐH. Tỷ lệ xác nhận nhập học thấp hơn so với năm 2022.

Mới có 80,8% số thí sinh trúng tuyển đợt 1 xác nhận nhập học trên hệ thống

Kết thúc việc xác nhận nhập học đợt 1 vào các trường ĐH, thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy số thí sinh xác nhận nhập học đợt 1 trên hệ thống là 494.488.

Con số này chiếm tỷ lệ 49,3% so với số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và chiếm 80,8% so với số thí sinh trúng tuyển đợt 1 trên hệ thống.

Theo Bộ GD-ĐT, năm nay, số thí sinh xác nhận nhập học so với số thí sinh trúng tuyển ít hơn so với năm 2022. Năm ngoái, tỉ lệ này là 81,6%.

Được biết, năm nay, số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT là 1.002.100 thí sinh, trong đó có 660.258 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, chiếm 65,9%.

Số thí sinh trúng tuyển đợt 1 là 612.283, chiếm 61,1% so với thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và chiếm 92,7% so với số thí sinh đăng ký xét tuyển.

Với thí sinh không trúng tuyển đợt 1, các em có thể tham gia các đợt xét tuyển bổ sung nếu đủ điều kiện, theo thông báo trên trang tuyển sinh của các cơ sở đào tạo.

Thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 cần theo dõi thông tin từ các trường để kịp thời đăng ký dự tuyển đúng thời gian quy định. Thời gian tổ chức xét tuyển các đợt bổ sung diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12/2023.

Kiến nghị không đưa giáo viên vào diện tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ vừa có trả lời kiến nghị của cử tri một số địa phương về đề nghị không đưa giáo viên thuộc diện tinh giản biên chế của ngành giáo dục.

Cụ thể, cử tri tỉnh Hà Nam nêu kiến nghị, hiện nay, trẻ trong độ tuổi đến trường tăng, để đảm bảo tiêu chuẩn sĩ số học sinh trong một lớp, các trường phải bổ sung tăng số lớp học, tăng số giáo viên cho mỗi lớp.

Cử tri đề nghị xem xét không đưa giáo viên thuộc diện tinh giản biên chế của ngành giáo dục đồng thời tăng chỉ tiêu biên chế giáo viên giao cho các địa phương để đảm bảo nhu cầu dạy và học thực tế tại các địa phương.

Trả lời nội dung này, Bộ Nội vụ cho biết, tinh giản biên chế gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, yêu cầu tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị phải thực hiện, bảo đảm đến hết năm 2026 giảm ít nhất 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước (không phải giảm tổng số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập) so với năm 2021 theo Kết luận số 28-KL/TW1 và Kết luận số 40-KL/TW2 của Bộ Chính trị.

Riêng đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, để bảo đảm thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế nêu trên, đồng thời bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, cần thay đổi phương thức cấp phát ngân sách theo số lượng biên chế sang đặt hàng theo quy mô học sinh phù hợp với từng bậc học, từng vùng, miền, trên cơ sở đó đẩy mạnh cơ chế tự chủ, nâng cao mức độ tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.