Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 10 tháng 11 năm 2023 tốt hay xấu?

ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 10-11-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho sửa chữa, di dời, cầu tài, cầu phúc, khai trương.

Thứ 6 ngày 10 tháng 11 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Chín (Thiếu)

Tháng Nhâm Tuất

Ngày Nhâm Thân

Giờ Canh Tý

Hành Kim – Trực Thu – Sao Quỷ

Sương Giáng: 23/10/2023 (09/09 âm lịch) lúc 23h22’

Lập Đông: 07/11/2023 (24/09 âm lịch) lúc 22h36’

Nha Trang: Nước lớn 21g25’ – nước ròng 14g00’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Thuận cho việc: Sửa chữa, Di dời, Cầu tài, Cầu phúc, Khai trương.

Cung hoàng đạo: Bọ Cạp – Con bọ cạp (24/10 - 22/11): Người thuộc cung này trung thực, thông minh, nhạy bén, nghị lực, tính đa nghi, nóng nảy quyết đoán.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Cử chỉ khiêm tốn bao giờ cũng đạt nhiều hơn là vũ lực thô bạo” (Aesop)

“Sống là đau khổ, sống sót là tìm được ý nghĩa trong đau khổ” (Friedrich Nietzsche)

“Không có âm nhạc, cuộc đời chỉ là một sai lầm” (Khuyết danh)

Hà Nội thí điểm không dùng tiền mặt trong trường học

Ngày 9-11, 5 đơn vị, trường học trên địa bàn Hà Nội đã đăng ký triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt nhằm bảo đảm minh bạch trong quản lý.

Ngành GD-ĐT Hà Nội triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày 9-11, Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức phát động đăng ký thực hiện mô hình chuyển đổi số, quản lý khoản thu không dùng tiền mặt ngành GD-ĐT Hà Nội năm học 2023-2024.

Phát động triển khai mô hình, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Lưu Hoa nhấn mạnh: Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thành phố Hà Nội đã thực hiện chuyển đổi số đồng bộ trên 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, ngành GD-ĐT đã có nhiều nỗ lực trong ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động của ngành, như chuyển đổi số trong quản lý, dạy, học và kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy, học, số hoá thông tin quản lý, tạo cơ sở dữ liệu liên thông, dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng công nghệ 4.0, số hoá học liệu, thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, đào tạo trực tuyến, đổi mới phương thức giảng dạy, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy hiệu quả…

Được biết, ngành Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục tập trung thực hiện các nội dung: Tập huấn hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số; thanh toán không dùng tiền mặt trong các nhà trường; nhân rộng các mô hình chuyển đổi số; thúc đẩy sử dụng sản phẩm, dịch vụ số; thúc đẩy sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt...

Nhằm góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi số của Thủ đô, Sở GD-ĐT lựa chọn 5 đơn vị làm điểm triển khai mô hình chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng dữ liệu của ngành.

Cụ thể, 5 đơn vị làm điểm gồm: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đan Phượng, Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú - Đống Đa và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Đan Phượng.

Các đơn vị cam kết nâng cao hiệu lực quản lý, công khai minh bạch các khoản thu tại các cơ sở giáo dục, thực hiện hiệu quả tới 100% phụ huynh học sinh.

Cao tốc Bắc- Nam sẽ kéo dài từ Hữu Nghị đến Đất Mũi thay vì chỉ đến Cà Mau

Điểm mới đáng chú ý trong dự thảo đang được Bộ GTVT lấy ý kiến là kéo dài cao tốc Bắc - Nam phía Đông tới Đất Mũi và bổ sung tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum.

Bộ GTVT đang lấy ý kiến các địa phương và đơn vị liên quan dự thảo điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điểm mới đáng chú ý trong dự thảo là kéo dài cao tốc Bắc - Nam phía Đông tới Đất Mũi và bổ sung tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum.

Cụ thể, theo dự thảo điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ do Cục Đường bộ Việt nam lập, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông được bổ sung thêm đoạn Cà Mau - Đất Mũi dài 90km, 4 làn xe, đầu tư trước năm 2030. Với số km tăng thêm này, cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ dài 2.153km, quy mô 4-10 làn xe (hiện quy hoạch 2.063km).

Như vậy tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ xuyên suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Đất Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) thay vì đến TP Cà Mau như quy hoạch hiện nay.

Cao tốc Bắc- Nam đoạn Nha Trang- Cam Lâm