- Trên 1,5 vạn du khách trải nghiệm 'Tết làng Việt' 2024 tại Làng cổ Đường Lâm
- “Tết làng Việt” ở Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Phước Tích đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia từ năm 2009, với cảnh đẹp cảnh quan và kiến trúc nghệ thuật hiếm có của một làng quê truyền thống. Theo sử liệu, làng Phước Tích được thành lập từ năm 1470, dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Phước Tích nằm ven sông Ô Lâu, giáp với Quảng Trị, và cách trung tâm TP. Huế khoảng 40km. Toàn làng có diện tích khoảng 40ha, với khoảng 140 hộ dân sinh sống. Nơi đây, nhiều công trình kiến trúc truyền thống hàng trăm năm, có giá trị lịch sử và nghệ thuật độc đáo được bảo tồn và trở thành điểm đến tham quan của đông đảo du khách. Trong đó, có thể kể đến như: Đình làng, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Quảng Tế, miếu Ông Cọp, miếu Đôi… và hàng chục ngôi nhà rường cổ.
Ðây được mệnh danh là một trong ba ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam, cũng là "Làng di sản cấp quốc gia" với quần thể di tích kiến trúc nhà rường cổ, di tích văn hóa Chăm-pa, văn hóa Việt cổ và nghề gốm truyền thống hơn 500 năm.
Làng cổ Phước Tích có tuổi đời 550 năm. |
Sau khi nghiên cứu và xin ý kiến các nhà khoa học Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (nhiệm kỳ 2020-2024), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến như sau: Thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc lập hồ sơ di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Căn cứ thành phần và thể thức hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh và Thông tư số 18/2022/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL, Bộ đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo cơ quan chức năng lập hồ sơ di tích, gửi về Bộ thông qua Cục Di sản văn hóa.