Vì sao trẻ em ít bị biến chứng nặng khi bị nhiễm Covid-19 như người lớn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Ngay từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, giới khoa học đã chú ý đến một thực tế “lạ lùng”: số trẻ em có vẻ như ít bị ảnh hưởng trong dịch bệnh. Thậm chí từng có người đặt ra giả thuyết: có phải trẻ em miễn dịch với virus corona chủng mới?

Câu trả lời ngắn gọn cho vấn đề này là "không". Càng về sau này, những nghiên cứu và ý kiến chuyên môn càng thiên nhiều hơn theo hướng trẻ em và người trẻ vẫn bị lây nhiễm virus corona, nhưng họ ít gặp hơn những biến chứng phức tạp và nguy hiểm của bệnh.

Bệnh nhi 3 tháng tuổi nhiễm Covid-19 tại Vĩnh Phúc

Bệnh nhi 3 tháng tuổi nhiễm Covid-19 tại Vĩnh Phúc

Trung Quốc thống kê khi có 44.000 ca bệnh Covid-19, thấy chỉ có 416 (chưa đến 1%) trẻ em từ 9 tuổi trở xuống. Theo nhiều báo cáo của Trung Quốc, trẻ em phát bệnh do virus SARS-CoV-2 thường có triệu chứng nhẹ như ho, nghẹt và chảy nước mũi, khò khè; khoảng nửa số trẻ không sốt, nếu sốt không quá 38,90C; không buồn nôn, đau đầu, đau nhức cơ, khó thở.

Tạp chí Pediatrics nghiên cứu 731 trẻ dương tính ở Trung Quốc cũng cho thấy, khoảng 13% không biểu hiện triệu chứng. Tỉ lệ lớn trẻ biểu hiện nhiễm trùng nhẹ và hồi phục trong vòng 1-2 tuần. Trên film CT.Scanner của những trẻ này thấy phổi bình thường hoặc có đám mờ (tổn thương viêm) nhưng không trầm trọng như người lớn; khoảng 6% diễn biến suy hô hấp cấp, sốc nhiễm trùng và gần 11% số này là trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Theo bà Lu Xiaoxia, trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán, hầu hết trẻ em và trẻ sơ sinh khi nhiễm bệnh đều có triệu chứng nhẹ, số ca bệnh nặng chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số ca bệnh đã xác định.

Một nghiên cứu công bố ngày 14/3/2021 trên tạp chí y khoa Nature Medicine nêu các đánh giá về 10 trẻ em bị Covid-19 tại Trung tâm Y khoa phụ nữ và trẻ em Quảng Châu. Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy các em không hề có những triệu chứng phổ biến ở người bệnh trưởng thành như khó thở, đau nhức cơ, đau đầu và buồn nôn.

Cũng nghiên cứu này nhận thấy có 7 em trong đó bị sốt, nhưng không ai sốt cao hơn 38,9 độ C và một em không có triệu chứng nào. Cả 10 em đều được xét nghiệm vì có tiếp xúc gần với các bệnh nhân Covid-19 đã xác định khác. Hình chụp tia X phần ngực của các em cho thấy hoặc bình thường, hoặc có vết mờ trên phổi nhưng không lá phổi nào bị viêm.

Cơ chế nào phía sau khiến trẻ bị Covid-19 có biểu hiện triệu chứng nhẹ hơn người lớn là điều vẫn chưa thể giải thích. Tuy nhiên giới khoa học phỏng đoán điều này có được là nhờ một tuyến ức đang hoạt động hoàn hảo ở trẻ em.

Tuyến ức hỗ trợ quá trình sản sinh tế bào T vốn có vai trò trọng yếu với hệ miễn dịch. Tuyến ức có hoạt động tích cực và mạnh mẽ nhất ở trẻ em và bắt đầu giảm bớt và yếu dần đi ở người trưởng thành.