Vì sao "cuộc chiến chung cư" căng thẳng, không lối thoát?

ANTD.VN - Căng băng rôn, lập fanpage tố cáo chủ đầu tư, thậm chí diễu hành bằng xe chạy quanh Hà Nội để gây sức ép đó là cách làm thường thấy của các cư dân sau khi nhận nhà chung cư không được như ý muốn. Tuy nhiên, hầu như các cuộc tranh chấp này đều không đi đến hồi kết. Nguyên nhân là do hai bên chưa thống nhất được phương án giải quyết cũng vấn đề pháp lý còn nhiều việc phải bàn.  

Đây là khu chung cư Mipec Riverside Long Biên. Dù đã đưa vào sử dụng hơn 7 tháng nay nhưng không gian chung của khu chung cư này trống trơn, không bóng cây xanh. Nhiều chỗ còn bị tận dụng làm bãi gửi xe và đơn vị quản lý thu phí.

PV bà Nguyễn Thị Huyền, chung cư Mipec Riverside, quận Long Biên, Hà Nội:

Trước đây sân chơi của các cháu có 2 cái, bây giờ còn có 1 cái chuyển sang để gửi ô tô, trông ô tô, cái chỗ chơi lại chuyển sang chỗ hóa vàng, rất bất hợp lý…

Cư dân ở đây cho biết, khi ký kết hợp đồng thì chủ đầu tư hứa hẹn việc cư dân sẽ được sử dụng nhiều loại dịch vụ, tuy nhiên lại rất thất vọng khi về sinh sống tại đây.

Pv anh Nguyễn Thế Anh, chung cư Mipec Riverside, quận Long Biên, Hà Nội: 

Mình rất thất vọng về các dịch vụ ở đây…

Bỏ ra số tiền lớn để mua căn hộ nơi đây nhưng cư dân không nhận được những tiện ích thỏa đáng.Đây cũng không phải trường hợp hiếm gặp. Hàng loạt các dự án khác cũng gặp tình trạng cư dân căng băng rôn phản đối chủ đầu tư như dự án chung cư Happy Stars này. Quảng cáo bắt mắt nhưng khi về ở, cư dân rất bức xúc về phí dịch vụ quá cao, hạ tầng cơ sở chưa sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng.

PV anh Đoàn Tiến Hưng, Cư dân chung cư Happy Star, quận Long Biên, TP Hà Nội: “Tôi cho rằng đây là một trò lừa đảo…”

Mặc dù tại các buổi làm việc, chủ đầu tư Happy Stars đã thừa nhận sai sót nhưng bức xúc vẫn chưa được giải quyết thấu đáo.

Trích phát biểu của ông Nguyễn Thanh Nam, Giám đốc Công ty TNHH Vintep: 

“Sai của chúng tôi là chưa hoàn thiện đã cho người dân vào ở, người dân biết vậy mà vẫn ở cũng là sai, nên chúng tôi niêm phong nhà…”

Tính từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra ít nhất 20 vụ cư dân tổ chức căng băng rôn tố cáo chủ đầu tư. Theo các chuyên gia, phổ biến nhất trong các tranh chấp chung cư là tranh chấp ở phần sở hữu diện tích chung, riêng và các tranh chấp liên quan đến phí dịch vụ.

Pv KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch kiến trúc Hà Nội:

Bên cạnh đó, việc thay đổi mục đích sử dụng theo thiết kế ban đầu là tình trạng diễn ra rất phổ biến tại các khu chung cư. Ngoài nguyên nhân từ việc buông lỏng trong công tác giám sát, xử lý thì kẽ hở pháp luật cũng là một trong những nguyên nhân khiến chủ đầu tư sai phạm.

PV Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh:Điều 8 Luật Nhà ở quy định không được sử dụng sai mục đích, tuy nhiên chế tài còn khá lỏng lẻo…

Để giải quyết những cuộc chiến chung cư như thế này, theo các chuyên gia, Chính phủ cùng các Bộ, ngành cần sớm đưa ra những chế tài nghiêm khắc hơn, tăng tính răn đe để tránh việc các chủ đầu tư bất tuân pháp luật, thậm chí chịu phạt để vi phạm.

Bên cạnh đó, đối với cư dân, thay đối đầu bằng đối thoại, đó có lẽ là cách giải quyết tốt nhất các vấn đề tồn tại. Từ đó, cả chủ đầu tư và cư dân sẽ tìm tiếng nói chung, và tạo dựng một cộng đồng văn minh, đoàn kết.